Tránh sự ngộ nhận của tri thức để làm tăng bản ngã, mất đi phước lành

Tránh sự ngộ nhận của hiểu biết làm tăng bản ngã làm giảm phước

Sự ngộ nhận của hiểu biết sẽ làm tăng bản ngã của bạn. Từ đó, giảm đi phước đức cuộc đời. Mỗi người nên từng ngày mở rộng hiểu biết để có được cuộc đời an lạc.

Điều mình đang khởi trong tâm chính là những thành tựu từ những kiến thức học từ bên ngoài. Học càng nhiều chưa chắc đã ngộ đạo. Chỉ khi nào bạn biết biến những gì mà bạn học được thành trí tuệ bản thân. Khi đó, bản ngã của bạn sẽ dần biến mất. Tham sân si sẽ càng được hóa giải. Cuộc đời của bạn khi đó mới có được sự an lạc và phước lành. Còn khi kém hiểu biết, sẽ sanh tâm ác và cuộc đời cũng từ đó mà bi kịch.

Tránh sự ngộ nhận của tri thức để làm tăng bản ngã, mất đi phước lành
Tránh sự ngộ nhận của tri thức để làm tăng bản ngã, mất đi phước lành

Sự tăng và giảm bản ngã

Chúng ta thường nghe đến nhiều đến tầm quan trọng của học vấn trong đời mỗi con người. Phàm là những người có học vị cao thì đều được người đời kính trọng. Tuy nhiên, không phải người nào có học vấn cao cũng được kính trọng. Sự ngưỡng vọng thường đi kèm với đạo đức của chính người ấy.

Khi học nhiều, con người sẽ càng lĩnh hội nhiều tri thức. Việc học hỏi không chỉ gói gọn trong kiến thức hàn lâm. Đó còn là những điều cần được học hỏi từ chính thực tế cuộc sống. Học càng nhiều thứ, thì chúng ta càng có kiến thức.

Và kiến thức sẽ chuyển thành trí tuệ khi mà cái tôi của mình càng giảm xuống. Tức là học càng nhiều, chúng ta càng có được những cảm nhận chuẩn xác hơn về bản thân mình. Chúng ta vẫn giữ được cái gốc của mình và giữ được lòng khiêm tốn nhất định.

Kiến thức tăng vọt, nhưng con người chúng ta lại mất đi cái gốc của mình. Lúc này, bản ngã của bạn sẽ tăng lên. Thay vì càng thúc đẩy sự giác ngộ, lòng khiêm tốn. Chúng ta lại trở nên kiêu ngạo, tự mãn. Lúc này, bản ngã tăng lên và những kiến thức mà bạn học được không thể trở thành trí tuệ của bạn được.

Tức là, sự học của bạn giúp bạn có được nhiều kiến thức. Nhưng trí tuệ của bạn vẫn không thể nào phát triển được. Khi đó, bạn cũng sẽ khó có thể phát huy được những trường năng lượng tích cực cho bản thân mình và cho người khác.

Bản ngã có thể tăng hay giảm, tùy thuộc vào trí tuệ của mỗi người
Bản ngã có thể tăng hay giảm, tùy thuộc vào trí tuệ của mỗi người

Vì sao sự ngộ nhận hiểu biết làm tăng bản ngã?

Sự ngộ nhận hiểu biết là gì? Trước khi tìm hiểu lý do vì sao nó là nguyên nhân giảm phước lộc, bạn cần làm rõ vấn đề này.

Bạn thử hình dung một chuyện tương tự thế này. Bạn lớn lên từ sự bao dung yêu thương, từ nền tảng dạy dỗ của gia đình và nhà trường, xã hội. Khi đã lĩnh hội được nền tảng tri thức lớn, bạn bắt đầu có sự thay đổi. Nói đúng hơn, trường năng lượng của bạn đã có sự thay đổi.

Lúc này, bạn bắt đầu nhìn nhận lại bố mẹ, những thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Bạn cũng nhìn lại những người đã từng cho mình lời khuyên. Tâm trí bạn đầy rẫy những hoài nghi và coi thường. Bạn sẽ thấy, ồ sao họ lại có thể lạc hậu như thế. Tại sao những thầy cô đã từng dạy dỗ mình lại có nền tảng tri thức kém như thế. Tại sao tư tưởng của bố mẹ mình lại sai lệch như thế.

Lúc này, bạn cảm nhận mình đang đứng ở tâm thế cao hơn mọi người. Dù rằng từ nhỏ, những người đó là cả thế giới của bạn. Dù rằng nền tảng tri thức mà bạn có được hôm nay từ những người đó mà ra.

Bạn ảo tưởng rằng, mình đã thực sự lĩnh hội được trí tuệ của nhân loại? Rằng mình mới thực sự là những người có trí tuệ mẫn tiệp, cao sâu? Bạn nhầm. Vì lúc này, thực chất bạn không thể nào có được trí tuệ. Bản ngã của bạn đã tăng lên. Và nó đang nhấn chìm bạn.

Bạn cho rằng mình thông thái. Nhưng đó chỉ là vì cái tôi của bạn đang quá cao vời. Bạn thiếu đi sự khiêm nhường vốn có của một người học rộng hiểu sâu. Bạn đang tự mình biến mình thành một kẻ kệch cỡm và xem thường mọi thứ. Nói cách khác, bạn đang ngộ nhận tri thức của mình, và điều này sẽ dẫn đến việc bạn tích tụ và lan tỏa những nguồn năng lượng tiêu cực.

Lúc này, bạn sẽ phản đối bố mẹ, coi nhẹ công ơn cô thầy. Đó thực sự là một bi kịch đời người. Mà biểu hiện đầu tiên chính là sự vô ơn.

Ngộ nhận về hiểu biết của mình sẽ khiến bạn càng cao ngạo
Ngộ nhận về hiểu biết của mình sẽ khiến bạn càng cao ngạo

Mất gốc từ tâm – Mất phước lành

Ví dụ điển hình trên về sự ngộ nhận hiểu biết làm tăng bản ngã có giúp bạn ngộ ra chân lý cuộc đời? Sự học có thể đưa bạn đến bến bờ tri thức. Nhưng nó chưa chắc đã giúp bạn có được trí tuệ. Và khi bạn ngộ nhận về hiểu biết của mình, bạn đã thực sự mất đi gốc rễ của mình.

Gốc rễ của chúng ta chính là bản ngã tự tâm. Là gia đình, là văn hóa xã hội nơi môi trường mà chúng ta sinh sống. Khi bạn quay lại phủ nhận tất cả những điều ấy, bạn đã đánh mất gốc rễ của mình. Điều này có nghĩa là, bạn nhìn mọi thứ thuộc về gốc rễ của bạn với tâm thế cao ngạo. Bạn không trân trọng, và từ bạn toát ra những trường năng lượng tiêu cực về chúng.

Trong nhiều bài giảng trước, chúng ta đã nói nhiều đến các trường năng lượng. Và khi đó, bạn cũng thu hút những trường năng lượng tiêu cực như thế về mình. Bạn sẽ luôn chán ghét, cảm thấy chán chường với mọi thứ. Hậu quả chính là bạn sẽ tự đánh mất đi những phước lành của mình.

Một người có học vấn cao, đã tốt nghiệp đến tiến sĩ ở nước ngoài, quay trở về, người đó vô cùng kính trọng những người thầy đầu tiên của mình. Cho dù hiện tại, những thầy cô đó không thể nào có được sự hiểu biết như bạn. Họ cũng ko tiếp cận những kiến thức mới trọn vẹn và uyên bác như bạn. Nhưng bạn dùng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn để trân trọng họ. Người này mới chính là người có được đạo hạnh ở đời.

Mất gốc từ tâm sẽ làm mất đi phước lành bản thân
Mất gốc từ tâm sẽ làm mất đi phước lành bản thân

Học hỏi có chọn lọc để tri thức biến thành trí tuệ

Muốn trở thành người thu được các nguồn năng lượng lành, bạn phải sửa từ tâm. Sự học hỏi trong mọi trường hợp đều là điều tích cực. Tuy nhiên bạn cần học hỏi có chọn lọc. Lúc đó, tri thức mới có thể biến thành trí tuệ của mình.

Tức là, bạn học nhiều. Nhưng bạn cần hiểu rằng, học vấn chỉ là tri thức bề ngoài. Còn trí tuệ bên trong của bạn mới chính là nhân tố tạo nên giá trị con người của bạn. Bạn học càng cao, hiểu càng sâu, nhưng vì thế mà tự mãn thì cũng không đem lại giá trị gì cho bạn. Ngược lại, học càng nhiều, bạn càng trân trọng những sự vận động xung quanh mình. Bạn nhìn mọi thứ đúng với bản chất của nó. Đó mới chính là trí tuệ.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để người thân ủng hộ khi bạn phát triển bản thân?

Học hỏi và trau dồi bản thân, xóa nhòa bản ngã mới chính là đạo hạnh đời người
Học hỏi và trau dồi bản thân, xóa nhòa bản ngã mới chính là đạo hạnh đời người

Phước lành sanh từ hiểu biết và đạo hạnh

Những thầy cô ngày xưa đã dạy bạn. lương bổng họ vô cùng thấp. Vì cơm áo gạo tiền, họ còn vất vả mưu sinh thêm nhiều nghề khác. Khi bạn nhìn nhận họ với tất cả những gì mà họ đang có với tất cả sự trân trọng, phước lành tự khắc khởi sinh.

Nói thế có nghĩa là, bạn cần đi đôi sự hiểu biết và đạo hạnh của mình. Học vấn của bạn cần được quán chiếu đầy đủ. Bất cứ sự ngộ nhận nào của hiểu biết cũng đều sẽ không mang lại giá trị như ý.

Nói đúng hơn, phước lành sẽ được sinh ra từ chính trí tuệ của bạn. Bạn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực thì sẽ nhận lại những giá trị tương ứng. Ngược lại, bạn coi rẻ mọi thứ, ngộ nhận giá trị bản thân mình, thì tự người khác sẽ xa lánh bạn. Lúc đó, phàm là làm việc gì, bạn cũng sẽ khó có thể tìm kiếm được sự hạnh phúc.

Chính vì vậy mà, hãy tránh sự ngộ nhận của hiểu biết. Sự gia tăng bản ngã sẽ làm mất đi phước lành của bạn. Hãy luôn mở rộng lòng, biến tri thức thành trí tuệ để có được sự mẫn tiệp cho mình.

Leave A Comment