Tin tức sự kiện

Tiền chi ra làm sao có năng lượng tốt Phần 2 

Chúng ta rơi vào trạng thái hoang mang, chẳng biết là chúng ta nên giữ vững về tiền một cách chặt chẽ hay chúng ta nên “thoáng hơn”  để không mang đến cảm giác áp lực khi nhận tiền của ta. Thế thì chúng ta lại bị rơi vào cái trại thái thứ hai.

Tiền chi ra làm sao có năng lượng tốt
Tiền chi ra làm sao có năng lượng tốt

Nếu không triệt để năng lượng, đều gieo vào ta một là tâm thức túng thiếu và khó khăn, hai là tâm thức tiền dễ kiếm, không cần nỗ lực và có thể giữa dẫm

Thoải mái một hồi một chập, thậm chí là vài tháng, vài năm cứ liên tục, liên miên như vậy, thì lúc đó đang dư giả thì không để ý nhưng mà tới lúc khó tới lúc mà trong phần tiền bảo an của anh chị nó ít đi. Lập tức các anh chị bắt đầu lại “tiêu gì mà tiêu nhiều thế, tiền đưa như kiểu là cái nồi thạch xanh sao mà cứ đưa liên tục cho các các anh, các chị”. Như vậy sự hào phóng của chúng ta đi đâu hết và bắt đầu chúng ta rơi vào trạng thái thứ hai. Như vậy thì liên tục dòng tiền của chúng ta nó cứ đi từ một tới hai thôi.

Có nhiều người không vượt qua được khỏi tâm thức của sự túng thiếu thì thường khó khăn trong việc tiền ra. Những người nào đó mà không có khả năng kiểm soát về tiền thì dòng tiền của chúng ta rơi vào nhóm hai. Đó là nhóm mà không có điều chỉnh được dòng chảy của nó.

Vậy thì chúng ta phải xử lý như thế nào cho đúng, bởi vì nếu không xử lý tốt thì chúng ta đều rơi vào một trong hai nhóm này mà thôi. Một nhóm thì dễ giải quá về tiền khiến cho tiền bị mất giá trị.

Tôi đang nói với anh chị, có nhiều người vận hành về tiền gần như mất đi năng lượng. Trạng thái dòng tiền đi qua bên trong năng lượng chứ không phải dòng tiền ở bề mặt. Anh chị sẽ tự hỏi xem là lúc mà anh chị đưa cho người hoặc là anh chị chuyển cho con hoặc đưa cho chồng hoặc đưa cho vợ thì bên trong anh chị có cảm giác là thoải mái bình an.

Anh chị có cảm nhận được nghị lực của cái người nhận tiền, làm thế nào thì làm nhưng mà chúng ta đừng có để ý là chúng ta đưa tiền hoặc không đưa tiền. Chúng ta sẽ tự quan sát một chút và chúng ta hỏi rằng dòng tiền đi qua ở bên trong ta nó có thực sự thoải mái hay không? Hay nói cách khác là chúng ta thấy nghị lực của người mà nhận tiền của chúng ta nó tăng hay không?

Trong nội lực thì nghị lực sẽ phản ánh rất nhiều thứ, nhưng mà nó phản ánh rõ ràng nhất đó là cách mà người ta dùng tiền. Sau đó nó sẽ rất chuẩn chỉ, dòng tiền của anh chị đưa cho đứa con đấy, thay vì mua những thứ lãng phí rồi mua những thứ đua đòi bạn bè. 

Ví dụ như anh chị sẽ nhìn thấy có nghị lực, nó sẽ cùng với bạn bè của nó mở một tiệm bánh mì rồi sau đó hai đứa rồi cùng buôn bán và sẽ về báo với anh chị. Nhưng nếu mà một dòng tiền anh chị không quan sát được thì anh chị chỉ quan sát được một cảm xúc trước mắt của mình là “tiền ra tiền ra”.

Khi mà tiền ra thì cảm giác của trong ta nó thường xuất hiện cảm giác thứ nhất – nhắc nhở người này tiền kiếm ra khó khăn lắm, chứ không là nó cứ tiêu tiền vô tội vạ. Cuối cùng thì dòng tiền đi hết, thế là gây khó khăn cho người nhận khiến cho người ta nhận nhưng mà ức chế. 

Tình huống hai tình huống thì dòng tiền nếu mà mình gây khó khăn như thế thì tội nó mà trong khi cuộc sống của mình thế hệ của mình vất vả rồi con của mình tận hưởng, thế là cũng cho tiền vô tội vạ. Tức là bao nhiêu cũng đưa cho và cuối cùng khi cho xong thì tự nhiên tạo tâm tâm thức cho một đứa trẻ là không cần phải nỗ lực gì cả, tiền luôn có sẵn ở bố mẹ. 

Từ đó tâm thức của những bố mẹ mà đưa tiền cho con một cách dễ dãi như thế thì nó lại dựa dẫm tâm thức của một đứa trẻ. Bố mẹ đưa tiền mà gây khó khăn cho con thì nó lại cảm thấy là kiếm tiền rất khó, dòng tiền rất khổ cực, rất áp lực và “tâm thức túng thiếu” lại hình thành. 

Nhóm một và nhóm hai nếu xử lý không triệt để năng lượng thì sẽ gieo vào tâm thức của con cái - một là tâm thức túng thiếu và khó khăn, hai là tâm thức của việc là tiền dễ kiếm và không cần nỗ lực và có thể giữa dẫm. 
Nhóm một và nhóm hai nếu xử lý không triệt để năng lượng thì sẽ gieo vào tâm thức của con cái – một là tâm thức túng thiếu và khó khăn, hai là tâm thức của việc là tiền dễ kiếm và không cần nỗ lực và có thể giữa dẫm.

Chúng ta đang tạo ra những tâm thức không tốt cho cách mà vận hành tiền của chúng ta và từ đó thì chúng ta sẽ tạo ra những cái khoảng cách ở bên trong

Chúng ta tạo ra những tâm thức ở bên trong mà tâm thức đấy nó sẽ rơi vào hạt giống một là túng thiếu, hai là dòng tiền của chúng ta mất đi nội lực. Nếu mà chúng ta để ý thật kỹ thì chúng ta thực sự đang di chuyển từ tâm thức của quá khứ đến tâm thức mà thực tại chúng ta đang đối diện.

Vậy thì để anh chị có thể xử lý được triệt để điều này thông qua hành vi đưa tiền, anh chị cần luôn luôn đặt câu hỏi lúc đầu mà tôi đang nói là: “khi dòng tiền đi qua người này, ở trong ta có vui vẻ hay không? có thoải mái hay không?”và chúng ta hỏi thêm một câu hỏi nữa là: “dòng tiền này đưa cho người này, chúng ta quan sát xem là nó có tăng nội lực hay không? tăng nghị lực hay không?” 

Khi chúng ta hỏi được hai câu hỏi này chúng ta chúng ta sẽ quan sát dòng tiền đi sau khi chúng ta đưa cho người, chứ không phải chúng ta quan sát được dòng tiền đưa cho người mà chúng ta quan sát được cách vận hành tiền của người đó sau này.

Tức là dòng tiền mà người đó sẽ vận hành một vài tuần, một vài tháng, thậm chí là sau khi anh chị đưa tiền và đó là cách mà chúng ta được gọi là đưa tiền có trách nhiệm. Nếu chúng ta vận hành liên tục những điều này và chúng ta cứ tập thói quen đấy thì chúng ta đặt câu hỏi: “làm sao để cho vượt qua được khỏi nhóm một và nhóm hai?” Ví dụ con cái xin tiền, đòi quà liên tục thì anh chị sẽ làm việc như thế này: “Bây giờ con muốn nhận tiền, thì bố sẽ cho con, mẹ sẽ cho con. Bây giờ con làm sao để bố mẹ biết rằng việc mà con sẽ vận hành tiền của con thực sự thịnh vượng và nó có ý nghĩa, nói cho bố mẹ biết nào?” – Chứng minh cho mẹ bố mẹ biết để lần sau bố mẹ sẽ cho con nhiều hơn nữa. 

Hoặc thỉnh thoảng anh chị cũng cần phải cho người con của anh chị biết rằng là tiền muốn nhận thì rất dễ dễ dàng nhưng mà đổi lại anh chị cần phải có chỉ dẫn của nghị lực ở trong đấy. Thậm chí có nhiều người sẽ đưa ra những cái thử thách rất là đơn giản như thế này: “con muốn nhận quà thì rất là dễ, bố mẹ sẽ sẽ tặng con và bây giờ con làm thế nào để bố mẹ có thể biết được rằng dòng tiền hoặc là quà của con nhận là xứng đáng.” 

Anh chị thường đưa ra những thử thách liên quan tới nghị lực của con trước và khiến cho bạn ấy biết rằng là kiếm tiền thì không phải khó khăn mà kiếm tiền rất là dễ, tâm thức nó đưa xuống là muốn yêu cầu bao nhiêu tiền là cũng được hết, nhưng mà đổi lại tiền nó phải đến từ nghị lực chứ không phải tiền đến từ sự dễ dãi, tiền không phải đến từ dựa dẫm.

Vậy thì tại sao chúng ta lại vận hành tiền theo cách đấy. Anh chị sẽ để ý thấy một điều rằng là có những cái người con của anh chị lớn rồi nhưng không thể rửa bát, quét nhà mà vẫn nhận tiền, vẫn đòi hỏi tiền như thế, thì anh chị sẽ nhớ một điều như thế này:

Nếu mà con cái của anh chị đã vượt qua khỏi cái ngôi nhà số 3 của anh chị, tức là nó đã trên 18 tuổi rồi thì anh chị có thể làm tương tự. 

Nhưng mà những đứa con đã lập gia đình rồi đặc biệt là có chồng, có vợ rồi thì hãy nhớ một điều – đó là trao nội lực cho con cái của mình và những đứa con nào lập gia đình rồi mà vẫn hỏi tiền anh chị nữa thì lập tức rằng cái năng lượng chi phối ở bên trong anh chị vẫn đang rất là mạnh, hay nói đúng hơn là năng lượng làm cho nội lực của con cái trong quá khứ tuổi thơ mà anh chị đã tạo ra nó thì vẫn đang còn.

Vậy thì rõ ràng rằng là hãy nhắc nhở lại tâm thức của mình là nếu như con cái của chúng ta đã trên 18 tuổi thì nó đã đứng trên cái cột Phước của nó rồi. Nhưng mà nó đã có gia đình thì lập tức nó đã có nội lực của ngôi nhà 3.

Như vậy thì hãy nhớ một điều rằng, lúc đó anh chị không được phép chi phối về tâm thức nội lực tiền của nó nữa, mà hãy trao cho bạn ấy một nội lực rằng: “đã đến lúc mà con có quyền quyết định trên nội lực của con, bố mẹ của con không có ở đây để mà đưa tiền cho con theo cách mà tuổi thơ con đòi hỏi nữa”

Phải luôn luôn nhắc nhở tâm thức của anh chị như vậy và đó chính là cách mà anh chị sẽ trao trả nội lực cho đứa con của mình trong quá trình vận hành tiền. Từ đó thì anh chị sẽ nhận ra được một điều rằng là ở bên trong anh chị không có áy náy vì việc là con của mình nó cần tiền, mình không đưa.

Hai năng lượng ở bên trong đó là năng lượng liên quan tới việc kiếm tiền – dòng tiền  vượng và dòng tiền của nó đến từ ý chí và nghị lực của nó chứ không phải là chúng ta đang tạo ra một tâm thức tiền quá túng thiếu hoặc tâm thức tiền quá dễ dãi làm mất đi nội lực như cái cách mà chúng ta sẽ vận hành.

Nên thông qua phần này ngay cả những cái thời điểm mà anh chị à nhận ra được một điều rằng ở văn hóa của chúng ta lúc mà về tết á chúng ta hay để ý là chúng ta tặng tiền lì xì.

Chẳng lẽ những ngày tết đó chúng ta không tặng tiền, bởi vì là lúc đó chúng ta có cái văn hóa ở đó và chúng ta cũng có một niềm vui gì đấy. Nhưng mà anh chị cũng sẽ nhận ra được một điều trong những đứa trẻ mà anh chị cho tiền ấy, sẽ có những đứa trẻ nhận tiền xong cảm ơn anh chị một cách thật lòng, nhưng có những đứa trẻ nhận tiền xong chỉ có mở cái phong bì và kiểm tra tiền bao nhiêu ở trong đó thôi.

Lập tức các anh chị nhận ra được một điều rằng, thì ra đứa trẻ này nó đang tập trung vào cái phần ngọn của tiền thôi mà không liên quan tới nghị lực ở trong đó, tới cái gốc, cái cội nguồn ở trong đấy.

Vậy thì tại sao lại ngay cả những thứ nhỏ nhất như thế, chúng ta vẫn muốn thoáng về tiền nhưng mà chúng ta vẫn quan sát được có nghĩa là không phải anh chị cứ giữ tiền “khư khư” cho bản thân mình. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ anh chị đưa tiền thì anh chị cần phải quan sát được dòng chảy năng lượng của nó trong mỗi dòng tiền của anh chị đưa đi: “Tôi đưa tiền cho ai đó thì người đó sẽ có cái nội lực tăng lên, người đấy có sự biết ơn, người đó vận hành tiền thực sự nó vững vàng và người đó có tâm thức nó thịnh vượng.”

Chúng ta phải quan sát được dòng chảy năng lượng của nó trong mỗi dòng tiền của anh chị đưa đi. Từ đó, chúng ta sẽ thấy nó bình an hơn trong quá trình anh chị vận hành tiền
Chúng ta phải quan sát được dòng chảy năng lượng của nó trong mỗi dòng tiền của anh chị đưa đi. Từ đó, chúng ta sẽ thấy nó bình an hơn trong quá trình anh chị vận hành tiền

Từ đó, tâm thức của chúng ta tự nhiên nó vui, bởi vì nó biết tiền ý nghĩa. Như vậy thì để chúng ta gỡ được tâm thức khó chịu và áy náy ở trong lòng thì chúng ta sẽ bắt đầu huấn luyện cả tâm thức của người đưa là chính chúng ta cũng cần phải vận hành như vậy.

Share

Tin tức liên quan

Năng lượng thành viên khi vận hành ở dịp tết như thế nào như tôi đã đề cập từ đầu...

Ông xã với Minh Đức đã mất kết nối đã gần 6 năm nay và hai vợ chồng mới có...

Tôi thường hỏi anh chị xem là các anh chị đã thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy...