Ý thức là gì, tiềm thức là gì và chúng hoạt động ra sao?

Tiềm thức, Ý thức là gì và cách hoạt động

Tiềm thức, ý thức là gì, cách hoạt động như thế nào? Hiểu đúng về hai hình thái này sẽ giúp chúng ta có thể có được sự nhất quán trong kiểm soát cuộc sống của mình.

Mỗi người trong chúng ta đều có tiềm thức và ý thức. Hai hình thái này song song tồn tại và quyết định đến mọi hành vi trong đời sống của chúng ta. Hiểu đúng về tiềm thức và ý thức, chúng ta có thể soi chiếu được bản thân mình. Từ đó, xây dựng ý thức để có được sức mạnh tiềm thức vững bền nhất. 

Ý thức là gì, tiềm thức là gì và chúng hoạt động ra sao?
Ý thức là gì, tiềm thức là gì và chúng hoạt động ra sao?

Ý thức là gì? Cách thức hoạt động thế nào

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý thức, cách thức vận hành cũng như những nhân tố hình thành nó. 

Định nghĩa ý thức

Ý thức, đó chính là sự phản ánh sáng tạo. Sự phản ánh này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Và nó có thể là phản ánh dưới dạng ý tưởng hoặc hành động.

Dù là dưới dạng nào, thì nó cũng dựa vào các tiền đề vật chất. Có nghĩa là, ý thức sẽ được đúc kết thông qua quá trình nhận thức, cảm nhận và tiếp nhận của con người một cách có chủ ý. 

Ý thức không phải là một khái niệm tuyệt đối. Nó có thể tập trung vào một trạng thái bên trong. Nó cũng có thể tập trung vào các sự kiện bên ngoài. Khi có bất cứ sự chuyển động nào, não sẽ vận hành và kích hoạt theo cách nhất định. Và tất cả những sự phản ánh ra của ý thức đều là được tích lũy từ kinh nghiệm sống cũng như những kiến thức mà chúng ta tích lũy được.

Ví dụ, bạn có thể ý thức được rằng trộm cắp là một tính xấu. Và tất nhiên, bạn biết rằng hành vi này vi phạm pháp luật và có thể bị chế tài. Đó chính là do chúng ta đã được học, được tuyên truyền về vấn đề này. 

Ý thức là sự lĩnh hội kinh nghiệm một cách sáng tạo
Ý thức là sự lĩnh hội kinh nghiệm một cách sáng tạo

Cách thức hoạt động của ý thức

Ý thức hoạt động như thế nào? Điều này còn phụ thuộc vào quan điểm tư duy của mỗi người. Với những ai theo trường phái duy tâm, thì ý thức là một thực thể độc lập. Nó chính là nhân tố sinh ra vật chất. Tức là, chúng ta ý niệm rằng chúng ta muốn điều đó. Và chúng ta sẽ hành động để chúng ta có được điều đó.

Còn các nhà duy vật thì lại cho rằng vật chất chính là nhân tố quyết định ý thức. Và cách thức mà ý thức hoạt động chính là dựa trên cơ sở phản ánh lại vật chất. Nói đúng hơn, nó là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong não bộ một cách năng động và sáng tạo. Và mỗi người có ý thức khác nhau thì họ tiếp nhận và hấp thụ với một tâm thế khác nhau.

Có vẻ như, phần lớn chúng ta đều sẽ thiên về quan điểm duy vật hơn. Và nếu nghiệm thật kỹ, chúng ta sẽ thấy ý thức hoạt động thông qua những gì mà chúng ta đã được học tập, tích lũy. Các hiểu biết của chúng ta ở từng giai đoạn đều khác nhau. Đó chính là do chúng ta mỗi giai đoạn đều sẽ có những vốn hiểu biết khác nhau. Cùng một sự vật hiện tượng, giai đoạn này chúng ta có thể có lý giải khác. Nhưng ở giai đoạn khác, chúng ta lại có những lý giải khác. 

Điều gì hình thành ý thức

Ý thức được hình thành từ 2 yếu tố:

  • Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên. Bộ óc của chúng ta hoạt động, song hành cùng thế giới khách quan bên ngoài. Và chúng ta sẽ nhận định mọi thứ theo trình tự tự nhiên. Thế giới tác động đến não bộ con người. Và ý thức chúng ta hình thành từ đó.
  • Thứ 2, từ xã hội. Đó chính là lao động. Đó chính là ngôn ngữ. Và từ những điều này, chúng ta hình thành kinh nghiệm, chúng ta lưu giữ những vấn đề khác nhau của đời sống. Từ đó, ý thức của chúng ta cũng sẽ có sự khác biệt ở từng môi trường, từng điều kiện tiếp nhận. 
Ý thức được hình thành từ thế giới tự nhiên cũng như qua ngôn ngữ, lao động của con người
Ý thức được hình thành từ thế giới tự nhiên cũng như qua ngôn ngữ, lao động của con người

Tiềm thức là gì? Cách hoạt động thế nào?

Tiềm thức, so với ý thức, đặc biệt hơn và cũng trừu tượng hơn rất nhiều. Nó được nhắc đến như một phần tâm trí “ngủ quên”, ẩn sâu trong tâm trí mỗi con người. Tuy nhiên, tiềm thức luôn sống. Chúng tồn tại theo cách mà chúng ta không thể nào ngờ đến được. 

Định nghĩa tiềm thức

Tiềm thức, đó chính là những gì tiềm tàng và ẩn sâu bên trong nhận thức của con người. Nó chính là những gì mà tâm trí chúng ta cất giữ sâu, hiển hiện nhưng lại không theo kiểm soát có ý thức của chúng ta. Nói đúng hơn, ý thức là có điều kiện. Còn tiềm thức là vô điều kiện.

Bây giờ, bạn thử tưởng tượng. Bạn đang lái xe trên đường và vô tình có người nào đó lao vào xe chúng ta. Chúng ta thắng gấp lại và phải vài giây sau, chúng ta mới có thể hoàn hồn và đã biết được mình đã thắng xe lại. 

Điều này có phải là ý thức không? Không, tuyệt đối không. Nếu là ý thức, thì quá trình sẽ là nhìn thấy người – suy nghĩ nguy hiểm- ý thức được nên thắng xe – thực hành thắng xe. Thực ra, mọi thứ diễn ra rất nhanh và nó gần như là phản xạ không có điều kiện. Do đó, chính là tiềm thức chứ không phải là ý thức. 

Tiềm thức, chúng ẩn sâu trong tâm trí chúng ta. Nhưng chúng vẫn âm thầm điều khiển mọi hoạt động của chúng ta. Chúng hình thành những kí ức sâu kín nhất. Và chính chúng ta, trong đời sống hàng ngày, thường bỏ qua những phần kí ức cũng như phản xạ này. 

Tiềm thức ẩn sâu trong tâm thức của con người
Tiềm thức ẩn sâu trong tâm thức của con người

Cách thức hoạt động của tiềm thức

Tiềm thức của bạn. Đó là một đứa trẻ lên 5. Điều này có nghĩa là, từ khi 5 tuổi, bạn đã có thể bắt đầu ghi nhớ mọi sự kiện trong cuộc sống của mình. Và khi đó, mọi điều mà bạn nghe, bạn thấy, bạn cảm nhận. Tất cả chúng đều sẽ được ghi nhận trong tiềm thức không chọn lọc, không biến đổi.

Chúng ta có thể thấy, có những nỗi sợ mơ hồ theo chúng ta từ ngày thơ ấu. Mặc dù khi lớn lên, ý thức chúng ta phản biện lại nỗi sợ đó. Chúng ta hiểu rằng nó vô căn cứ. Nhưng sâu trong tiềm thức, chúng ta vẫn sợ. Tiềm thức, đó là sự phiên dịch của ý thức, là sự vận hành của ý thức, luôn chiến thắng ý thức.

Tiềm thức điều chỉnh bản năng con người. Tiềm thức cũng chính là nơi tạo nên sức mạnh cho bạn. Ví dụ như, tiềm thức điều khiển nhịp tim, nhịp thở, điều khiển hệ miễn dịch của bạn. Bạn thấy đấy, chúng ta thở liên tục, nhưng chúng ta mấy khi nghĩ rằng hay dõi theo được hơi thở, nhịp tim của mình? 

Tiềm thức lưu giữ tất cả những cảm nhận, những điều nghe thấy trong mọi giai đoạn cuộc đời
Tiềm thức lưu giữ tất cả những cảm nhận, những điều nghe thấy trong mọi giai đoạn cuộc đời

Điều gì hình thành tiềm thức?

Cũng như ý thức, tiềm thức được hình thành từ những trải nghiệm trong đời sống. Những xúc cảm vui buồn. Những bài học kinh nghiệm. Những kiến thức hữu ích hay vô dụng. Tất cả đều sẽ được tồn tại trong tiềm thức.

Khi chúng ta tích lũy nhiều, ý thức sẽ có sự đào thải. Ví dụ như, một chuyện rất lâu, ý thức sẽ không nhớ đến. Nhưng tiềm thức vẫn còn lưu giữ nó. Đến một lúc nào đó, gặp một hoàn cảnh tương tự, tiềm thức sẽ tự khơi gợi lại đoạn kí ức đó.

Tiềm thức chứa đựng mọi thứ trong tâm trí của chính bạn. Tiềm thức là thứ mà bạn không thể nào ý thức được. Ví dụ như, bạn lo lắng bồn chồn. Bạn vui mừng. Bạn đau khổ. Mọi xúc cảm đều có thể là do tiềm thức chỉ đạo và cho đến khi ai đó nói với bạn rằng bạn đang buồn, đau đau. Có thể lúc đó, bạn mới ý thức được những cảm quan của mình.

Nhìn chung, tiềm thức, ý thức, đó chính là tâm trí chúng ta. Nó là cách để chúng ta vận hành mọi thứ trong cuộc đời. Tiềm thức hay ý thức, chúng đều quan trọng. Và chúng sẽ mang chúng ta đi đến những thành công nào, chính là nhờ những gì mà bạn đang trải và tích lũy. 

Leave A Comment