Thứ nhất tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa nên hiểu thế nào cho đúng?

Tại sao ca dao tục ngữ lại nói ” Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa”?

Bạn có từng nghe: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa? Chúng ta hiểu vấn đề này như thế nào? Tu bên trong và tu bên ngoài thế nào và hiểu ra sao?

Từ nhỏ, chúng ta đã nghe câu nói: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa”. Hiểu đúng câu nói này, bạn sẽ thấy rằng, sự tu tập tốt nhất chính là tu từ chính trong tâm mình. Chỉ khi tu tại tâm, thì bạn mới thật sự có được niềm an lạc. Sự trốn chạy và tìm kiếm ngoại lực sẽ không mang lại cho bạn những giải thoát như mong cầu.

Thứ nhất tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa nên hiểu thế nào cho đúng?
Thứ nhất tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa nên hiểu thế nào cho đúng?

Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa là gì?

Đây là câu nói đã có từ ngàn đời xưa. Có rất nhiều cách hiểu về câu nói này. Và bạn cần hiểu được các tầng ý nghĩa của nó thì mới có cách nhìn nhận thấu đáo.

Chỉ mức độ khó của quá trình tu tập

Về cách hiểu này, thì lại có 2 hướng nghĩ khác nhau:

  • Hoặc là nó đề cao tu tại gia. Vì tu tại gia được đề cập đến đầu tiên. Có nghĩa là, tu tại gia là khó nhất. Khó nhì chính là tu chợ. Và cái khó thứ 3 chính là tu chùa. Khi đến chùa, mọi thứ đều theo lễ nghi. Bạn chỉ cần thực hiện theo đúng nguyên tắc. Nó sẽ dễ dàng hơn so với việc bạn chủ động đưa mình vào nguyên tắc ở tu tại gia.
  • Hoặc là thâm ý khác. Đó chính là đề cao tu ở chùa. Muốn được tu ở chùa, người ta cần phải thực hành qua tu tại gia và tu ở chợ.
Tu tại gia, chu chợ và tu chùa nơi đâu khó hơn?
Tu tại gia, chu chợ và tu chùa nơi đâu khó hơn?

Chỉ sự khinh trọng của người xưa về môi trường tu tập

Với cách hiểu này, thì câu nói trên đánh giá về các môi trường tu tập. Từ đơn giản như tu tại gia. Cho đến môi trường phức tạp như ở chợ. Và đến môi trường chùa. Và với hàm ý này, câu nói cũng có thể hiện sự đánh giá cao hay thấp những con người luôn biết vượt lên trên hoàn cảnh để thực hiện tu hành.

Cha ông ta ngày xưa dùng câu này để động viên phật tử ở nhà tu hành. Đây là lời động viên để họ có thể kiên chí bền gan. Từ việc tự tu, cho đến trải nghiệm môi trường ngoài, thì mới có thể tiến dần đến đất Phật.

Chỉ sự tu tập bên trong và bên ngoài

Đây chính là ý nghĩa mà chúng ta sẽ nói đến trong bài viết này. Câu nói thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa hàm nghĩa này. Có nghĩa là, ban đầu bạn phải tu tại gia. Tức là chính bản thân nội tại của bạn. Bạn cần thực hiện tu tập trong chính tâm can của mình.

Khi tâm sáng, thì bạn ra chợ cũng sẽ không làm những điều ác. Bạn không mua gian bán lận. Bạn không mua bán điêu ngoa. Và khi bạn đến chùa, thì bạn cũng mang những nguồn lực trong lành đến nơi đó. Và với trường năng lượng tích cực đó, bạn sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất.

Sự tu tập bên trong mang lại giá trị lớn nhất cho con người
Sự tu tập bên trong mang lại giá trị lớn nhất cho con người

Tu ngoại lực và tu nội tâm khác nhau chỗ nào?

Tu, chính là việc sửa mình. Bạn đừng nghĩ tu sẽ đắc đạo. Tu không phải là để bản thân thành Phật. Tu chính là quán chiếu soi xét bản thân mình. Tu là nhìn nhận các sai lầm của mình trong quá khứ để sửa chữa. Tu là nhìn bản thân mình cả thân và tâm để tìm kiếm sự cân bằng.

Tu thân, tu tâm chính là tu bên trong. Đó chính là tu tại tâm, tu nội tâm của mỗi người. Nó sẽ mang tác dụng chuyển hóa tích cực nhất đến cuộc đời mỗi con người. Nó sẽ giúp xoa dịu những nỗi đau, và hướng mọi sự đến điều tốt lành.

Còn tu ngoại lực, như là tu ở chợ, tu ở chùa, chính là những trải nghiệm về môi trường sống. Chúng ta không thể khép mình trong một không gian hẹp. Khi ra ngoài xã hội, bạn cũng cần phải tu. Đó chính là dùng chính sự tử tế của mình mà đối đãi với mọi người. Khi đó, bạn có khác gì các bậc chân tu?

Và thay vì tu ngoại lực như khi có chuyện buồn, có chuyện trắc trở, bạn lên chùa, hãy tự mình tu tại tâm.

Tu tâm chính là chìa khóa thay đổi cuộc đời
Tu tâm chính là chìa khóa thay đổi cuộc đời

Bất ổn bên trong, khi bạn tu ở đâu cũng đều là bất ổn

Mỗi người trong chúng ta đều có 5 ngôi nhà để trở về. Thứ nhất, đó chính là ngôi nhà của bản thân. Đó chính là tâm can của chính bạn. Thứ 2 là ngôi nhà của bố mẹ. Nơi đó có tình yêu và sự bao dung. Thứ ba là ngôi nhà của vợ chồng, có hạnh phúc, có giận hờn và có chia sẻ. Thứ tư là ngôi nhà của hồn thiêng sông núi. Và thứ 5, đó chính là ngôi nhà của mẹ thiên nhiên.

Khi bạn bất ổn, bạn chỉ có thể tìm kiếm sự an yên trong chính tâm hồn của mình. Và sau đó là tìm 1 trong 5 ngôi nhà này để trở về. Còn dù bạn đến chùa hay ra chợ, mọi điều đều không thể nào được xử lý.

Nó cũng tương tự việc bạn gặp bất trắc và đi chùa. Người an lạc đi chùa vãn cảnh chùa tươi đẹp, thấy tâm mình an nhiên. Người bất ổn đi chùa sẽ thấp thỏm, lo lắng, u sầu. Bạn chỉ nhìn thấy vấn đề của mình, và cầu xin một phép lành. Bạn không nhìn thấy được sự rạng rỡ của vạn vật, sự tươi mới của lòng người. Khi đó, dù bạn có tu đến đâu cũng khó tháo gỡ được cục đá trong lòng.

Khi bất ổn trong lòng, tu nơi đâu cũng khó thành đạo
Khi bất ổn trong lòng, tu nơi đâu cũng khó thành đạo

An tại tâm sẽ mang lại điều lành

Trên hành trình đi tìm vị Phật tại tâm, ai cũng sẽ gặp những trắc trở. Khi đó, bạn chỉ cần dùng chính nguồn năng lượng của mình để hóa giải nó. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn lan tỏa năng lượng xấu, bạn sẽ hút chúng về. Và ngược lại, khi bạn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, thì bạn cũng sẽ nhận về những năng lượng tương tự.

Có nghĩa là, tu tại gia mới chính là đỉnh của chân tu. Khi bạn tìm được sự an lạc ngay chính trong gia đình mình thì bạn mới đủ tự tin bước ra ngoài xã hội. Thử tưởng tượng, gia đình bất hòa, bạn lên chùa đi tu, đó có phải là tìm về bình yên? Đó đơn thuần chỉ là sự trốn chạy.

Và khi tâm không an, lòng bạn còn day dứt, bạn có đọc 1000 cuốn kinh cũng không khiến tâm mình nhẹ lại. Bạn sẽ chỉ lẩn quẩn trong vòng năng lượng tiêu cực. Lâu ngày, chính chúng sẽ giết chết bạn. Bạn sẽ hao mòn từng ngày và từng ngày, những bất trắc sẽ càng ập đến.

Tìm hiểu thêm: Hạnh phúc và công việc – Cách nào để hòa hợp?

Sự an lạc sẽ mang lại điều lành
Sự an lạc sẽ mang lại điều lành

Tu tập chính là quá trình gửi đi những nguồn năng lực tích cực

Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu được vì sao cần tu tại gia trước khi tu chợ và tu chùa. Về nguyên tắc, môi trường tu tập nào cũng có giá trị riêng của nó. Vấn đề là bạn sẽ hóa giải điều đó như thế nào.

Ứng xử của bạn hôm nay sẽ quyết định đến những gì bạn gặt hái được trong tương lai. Nguồn năng lượng tích cực mà bạn nhận được chính là từ bạn mà ra. Có nghĩa là, tự bạn phải tu tập. Vì kể cả bạn gần nguồn năng lượng tốt, nhưng từ bạn chỉ tỏa ra năng lượng xấu thì cũng khó có thể tương thích được.

Sống, trải nghiệm nhiều, bạn sẽ thấy lực hấp dẫn là điều gì đó vô cùng tuyệt vời. Những giá trị tốt đẹp luôn có mối nhân duyên với nhau. Và khi bạn muốn tìm kiếm được sự bình an, thì hãy tu tập. Và từng bước để bản thân mình lan tỏa trường năng lượng tốt nhất.

Sẽ không dễ để bạn trở thành một vị chân tu. Nhưng sẽ thật đơn giản khi bạn sống có tâm. Hoàn thiện mỗi ngày để đạt được các phẩm chất cao hơn. Lúc này, dù ở môi trường nào, bạn cũng đã người mở ra những chân trời mới. Chúc các bạn có được niềm tin, an lạc. Cùng với sự kiên trì quyết tâm tốt nhất cho cuộc đời mình.

Leave A Comment