Quan sát đích đến của tiền để giải thích sự túng thiếu và dư giả

Quan sát đích đến của tiền để giải thích sự túng thiếu và dư giả

Có rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh “vay mượn tiền” người khác cho dù cho bản thân họ có năng lực tự giải quyết được các vấn đề. Vậy nguyên nhân thực sự của hành động này là do đâu?

Quan sát đích đến của tiền để giải thích sự túng thiếu và dư giả

Minh chứng cho tình huống thực tế khi túng thiếu, phải đi “vay mượn”

Đến với những chia sẻ của Coach Bùi Quốc Tuấn hôm nay, Thầy sẽ đem đến câu chuyện về một cô gái tâm sự với Thầy rằng là: “Cô trách cái công ty kia tại sao không cho em ứng tiền”. Thầy hỏi lại rằng: “Cô đã từng ứng tiền ở công ty khác hay chưa? Giả sử cô ấy đã từng mở doanh nghiệp hoặc mở đội nhóm gì đó thì đội nhóm cô có ứng tiền cô không?”. Trước khi trả lời cô gái ấy, Thầy đưa ra một vấn đề thực tế của một cô bạn đã được thầy giúp đỡ, xử lý. Từ đó, để chúng ta nhìn ngẫm và tự xem xét lại bản thân mình. 

Quan sát đích đến của tiền để giải thích sự túng thiếu và dư giả
Con người khi gặp khó khăn luôn trong tâm thế “vay mượn” tiền từ nhiều nguồn khác nhau

Ví dụ điển hình: Cô bạn ấy làm ăn kinh doanh cực giỏi cực kỳ xuất sắc nhưng mà cứ tới gần gần cuối tháng cô ấy toàn đi vay tiền. Cô ấy vay tiền anh bạn thân làm công chức nhà nước, dù không quá giàu có nhưng anh lại tiết kiệm cực giỏi, cả vợ cả chồng cuối năm được một trăm mấy triệu đều cho cô bạn mượn hết. 

Vấn đề ở đây: “Tại sao cô ấy cực xuất sắc, giàu có nhưng cuối tháng lại luôn túng thiếu?”

Thực sự không phải cô thiếu tiền mà tại vì tâm thức của cô luôn nương tựa vào người bạn. Bởi khi nào gặp khó khăn thì cô vẫn có một nơi để có thể lấy tiền xoay sở hay nói cách khác trong tâm thức ấy luôn có một nguồn nương tựa làm chỗ dựa. Cuối cùng thì sự việc gì diễn ra xung quanh đó đi chăng nữa, quy kết về cô ấy vẫn thiếu tiền và cô ấy vẫn có một nguồn dự trữ luôn đồng ý giúp đỡ.

“Đích đến về tiền” là nguồn cơ quan trọng quyết định sự đủ đầy hoặc thiếu hụt

Dù ở bất kỳ đâu thì tiền cũng được xem là vấn đề khá nhạy cảm, rất khó nói. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có đôi lúc chúng ta khó tránh khỏi việc vay – mượn tiền. Nhưng vay mượn như thế nào là đúng để bản thân không rơi vào trường hợp túng thiếu, khó khăn hơn? Đó thực sự là một vấn đề đáng bận tâm.

Tâm thức con người luôn có suy nghĩ ở sau lưng mình luôn có “cái phao cứu sinh”, luôn có người thân, người yêu, bạn bè để giúp đỡ khi gặp khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, dần dần suy nghĩ của anh chị thiếu đi sự tự lập, tự gồng gánh, luôn an tâm rằng bản thân không hề “đơn độc”, luôn có người chìa tay ra giúp đỡ mà không xác định được “kết quả sau cùng”, không xác định được “cái đích đến của dòng tiền”.

Có lẽ, mỗi khi kinh doanh, khởi nghiệp, trong tâm trí các bạn luôn neo hai thứ:

  • Thứ nhất, năng lượng của cái thiếu tiền.
  • Thứ hai, các bạn sẽ có một chỗ dựa cuối cùng trong tình huống thiếu tiền đó. 

Cũng như cô bạn của Thầy đang vướng phải điều thứ hai, chính là cứ việc hoạt động kinh doanh, dù cuối tháng khó khăn thế nào thì cũng biết bạn mình cho mượn tiền để xoay sở, chẳng cần lo lắng phải kiếm tiền, vay mượn nguồn nào để giải quyết. Quay lại cô gái đầu tiên hỏi Thầy, trách móc vì sao công ty kia phũ phàng, không cho vay tiền. Ta có thể thấy rõ sở dĩ công việc kinh doanh của cô ấy có phát triển đi chăng nữa thì kiểu gì kiểu cô ấy vẫn nghĩ rằng là: tháng này của mình có thiếu tiền đi chăng nữa thì mình vẫn có thể có được khoản vay từ chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ. 

Cứ như thế, chúng ta đang bị hai trường năng lượng dưới cầu đè lên chính trong công việc kinh doanh ấy. Luôn nghĩ rằng mình sẽ “thiếu tiền” và khi thiếu tiền sẽ có “chỗ dựa”. Chính sự liên kết đó cộng lại với nhau thì dẫn đến kết quả cuối cùng y như nhau là: “thiếu hụt tiền”, chẳng thể nào dư giả nổi dù năng lực cực kỳ giỏi, làm việc cực chăm chỉ như thế nào thì cái đích đến vẫn xảy ra như vậy. 

Một ví dụ điển hình, dễ hiểu khác từ chính Thầy Bùi Quốc Tuấn, vào năm 2018, chính xác là 5 năm về trước, Thầy cứ nghĩ rằng là kiểu gì kiểu “kinh doanh” vẫn cứ thoải mái, vô tư, không đắn đo, áp lực vì khi gặp khó khăn thì vẫn có đất ở đấy mà bán. Thầy đã phải quẩn quanh trong đầu với suy nghĩ: “Nếu thiếu tiền thì bán đất”. Trong lòng cứ đinh ninh nhất định sẽ có cách giải quyết như vậy, sẽ có tiền. Vì thế, việc kinh doanh sẽ luôn gặp phải khó khăn, không thể nào thuận lợi được.

Qua những câu chuyện trên đã được phân tích, bàn luận. Chúng ta phải thấy rằng suy nghĩ trong mỗi chúng ta sẽ ảnh hưởng quan trọng đến kết quả sau cùng mà chúng ta đạt được. Nếu muốn thành công, làm việc hiệu quả, cuộc sống dư giả hơn thì các bạn phải gạt bỏ ngay suy nghĩ sai lầm tương tự như những trường hợp trên.

Quan sát đích đến của tiền để giải thích sự túng thiếu và dư giả
Thay đổi suy nghĩ về “đích đến của tiền” sẽ giúp bạn ổn định tài chính hiệu quả

Cách xử lý, giải quyết, dọn dẹp “suy nghĩ mặc định” đã khiến chúng ta “thất bại”

Để xác định được đích đến của tiền, tránh khỏi sự túng thiếu và dần cải thiện bản thân hiệu quả, cuộc sống dự giả thì phải cần: 

  • Học cách quản lý bản thân: phải kìm hãm và xử lý những suy nghĩ tiêu cực, cố chấp, mặc định đã tự đặt ra cho bản thân.
  • Tránh ỷ lại vào sự có mặt, giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy thật hơn với tình huống khó khăn của mình bằng cách kết luận rằng những chỗ nương tựa đó không phải là “nội lực”. Tiền mà cô gái tính vay mượn công ty này công ty nọ đâu phải nội lực của cô ấy. tiền được mượn từ người bạn cũng như thế, đâu phải nội lực của bản thân mình mà nương tựa, dựa dẫm vào nó.
  • Phải ngắt hoàn toàn khỏi nguồn năng lượng “ngoại lực”. Hãy giao tiếp rằng bất kỳ điều gì diễn ra cũng tuyệt đối không bao giờ nghĩ tới tiền của người khác sẽ giúp đỡ mình. Bản thân phải tự lập, tự lực, bồi dưỡng nguồn năng lượng, nội lực mạnh mẽ, tích cực, trông cậy hơn vào bản thân mình.

Điều kỳ diệu sau khi quyết tâm thay đổi suy nghĩ

Quay lại kết quả của những ví dụ điển hình trên, thật lạ kỳ khi chính Thầy thấu hiểu được nguyên do vấn đề và phân tích cho cô bạn đấy, khuyên cô sử đổi suy nghĩ trong thâm tâm mình thì cô ấy đã đạt được kết quả bất ngờ. Trong khoảng tầm 6 tháng đó trở đi, cô ấy không thiếu tiền và cô ấy không phải phải nhắn tin mượn tiền người bạn thân của mình vào cuối tháng nữa. 

Thế mới thấy, việc chúng ta chú ý “xử lý năng lượng” nó quan trọng như thế nào trong cuộc sống, ảnh hưởng ra sao đến thành quả sau cùng của chúng ta khi bắt tay vào kinh doanh, khởi nghiệp, đầu tư,… 

Và sau cùng, hai thứ các bạn cần phải quan sát qua chủ đề ngày hôm nay đó chính là:

  • Điều quan sát thứ nhất: các bạn thấy rằng bản thân mình không phải là nguyên nhân của vấn đề đấy nhưng có thể các bạn chính là nguyên nhân tạo môi trường cho vấn đề đấy xảy ra. 
  • Điều quan sát thứ hai: các bạn cần phải quan sát xem cái đích đến về tiền của các bạn có đang dựa vào một “cái cái gì đấy”, “một ai đó” mà thuộc về ngoại lực hay không. Nếu có hãy loại bỏ triệt để cái điều mà mình giao tiếp đó và khiêm hạ để xin phép được giải tỏa điều này.

Kết lại bài giảng hôm nay, có lẽ bản thân mỗi bạn đã có sự xem xét và thức tỉnh bản thân tốt hơn để tránh khỏi những khó khăn về tài chính. Hãy nhớ, bản thân phải luôn trong trạng thái “tự giải quyết vấn đề của ta”, phải quan sát được “đích đến của tiền”.

Leave A Comment