Tin tức sự kiện

Người trong cuộc bạn là nguyên nhân tạo môi trường cho vấn đề xảy ra

Đừng oán trách hay dồn hết lỗi vào người khác, bởi chính “bạn” là nguyên nhân tạo môi trường cho các vấn đề xảy ra trong cuộc sống…

Lí giải các trường hợp “người trong cuộc” rơi vào trạng thái năng lượng dưới cầu

Người trong cuộc của vấn đề (Người A) tức là người mà đang trực tiếp diễn ra vấn đề đó với người có năng lượng dưới cầu với cái người A đó. Xét về mặt bản chất nào đó thì khi cả hai người khi đang diễn ra sự việc hay vấn đề nào đó thì ở họ đều nang nguồn năng lượng trên cầu và cả dưới cầu. Tuy nhiên, tùy vào người đang luyện ở “cái tâm thức” nào thì năng lượng dưới cầu họ lớn hoặc năng lượng trên cầu họ cao hơn. Và khi trường năng lượng họ cao, dần dần sẽ triệt tiêu được trường năng lượng dưới cầu, cái “sự tốt lành” trong họ nó đến rất thật. 

Hay hiểu đơn giản hơn, khi chúng ta đang gặp một vấn đề trong cuộc sống với một người nào đó, họ cư xử sai, làm sai, dối lừa chúng ta. Chúng ta oán giận chứ đúng không? … Nhưng cái cách chúng ta “oán giận” như thế nào sẽ quyết định năng lượng chúng ta dưới cầu hoặc trên cầu. Nếu “dưới cầu” là do chúng ta oán giận họ, đi chia sẻ, kể lể với hết người này, người kia rằng chúng ta bị đối xử như vậy, còn “trên cầu” khi bạn tự thân giải quyết vấn đề, bạn oán giận họ nhưng chỉ một mình bạn biết, không lôi ai khác vào. Khi đó câu chuyện của bạn sẽ rất chân thật, sự tốt lành trong bạn cũng đạt mức cao hơn và mọi việc sẽ nhanh giải quyết hơn!

Minh chứng một trường hợp cụ thể:

  • Cô gái kia đầu tư với người anh trai kia, người anh trai nhận tiền đầu tư hợp tác với cô gái này. Số tiền mà họ hợp tác với nhau là khoảng gần 500-600 triệu. Trong lần hợp tác thứ hai, anh ta muốn huy động thêm 2 tỷ từ cô này nhưng mà vì có một xung đột nên việc hợp tác 2 tỉ kia không diễn ra nữa, cô ấy đòi lấy lại khoản tiền 500 triệu trước đó. Anh ta chỉ trả cô 1 nửa, còn lại khoảng hơn 200 mấy triệu cô không đòi được. Cả cô gái và anh trai là hai người trong cuộc. 
  • Cô gái vì quá tức giận nên đi kể cho 4 người khác: “Anh ta là một người tôi không nghĩ là anh ta là một người lừa đảo”, tóm lại là thông qua ngôn từ của cô gái này thì ai cũng nhìn thấy anh trai đấy là một người đang lừa đảo. 4 người bạn đấy thì có 3 người chứng kiến lắng nghe câu chuyện và họ đều bị “sụt năng lượng” vì năng lượng yếu, xấu của cô gái đó đã làm ảnh hưởng đến họ.
  •  Và khi cô gái tìm đến Thầy Bùi Quốc Tuấn, trước đó đã nhắn tin cho Thầy nói mình bị anh kia lừa đảo. Thầy không phán xét gì về câu chuyện, Thầy chỉ đặt những câu hỏi để cô trả lời vì thế Thầy không bị nhiễm năng lượng. Thầy hỏi: “Tại sao liên tục kể với tôi về câu chuyện này?”. Cô gái ấy trả lời: “Vì em muốn nói câu chuyện này để thầy có thể giải năng lượng cho anh ấy để anh ấy không còn làm những việc sai trái và tiếp tục gây họa cho nhiều người”… Chúng ta thấy, chẳng qua đó là vấn đề cô gái đang muốn được giải quyết, chuyện cô ấy chưa xử lý xong thì sao lại lo dùm người khác.
  • Và cái sự oán trách ấy được thể hiện qua việc cô ấy lôi trường hợp mẹ mình bệnh vào, cần tiền để chữa bệnh cho mẹ, nếu mà mẹ mất thì cô cũng phải lo cho mẹ. Cô nhắc đến mẹ trong câu chuyện “đòi tiền” để mong muốn được người nghe thông cảm và bản thân cảm thấy được bảo vệ hơn. Cuối cùng, vấn đề tiền đó cũng sẽ chẳng thể giải quyết.
Người trong cuộc bạn là nguyên nhân tạo môi trường cho vấn đề xảy ra
Phần lớn những “rắc rối” do chúng ta tự chuốc lấy vào mình

Sai lầm lớn khi chỉ trích, oán trách người khác vô tội vạ và “lôi” người ngoài cuộc vào chuyện

Khi gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống, có phải chúng ta thường xem mình là “nạn nhân”, là người “bị hại”? Chúng ta không ngừng đổ lỗi, trách móc và hay đi than thở với bạn bè,… mà quên xem xét lại bản thân, xem xét vấn đề ở nhiều phương diện.  Chúng ta dùng thái độ oán trách để xả giận, không tư duy tích cực để khắc phục vấn đề. Cứ như thế, trong mắt người khác, chúng ta sẽ trở thành người có năng lượng dưới cầu, chỉ toàn năng lượng xấu. Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến người khác.

Bên cạnh đó, có rất nhiều người cũng như cô gái trong câu chuyện trên từng gặp phải vấn đề về tài chính, liên quan tiền bạc hoặc vấn đề nào đó và sau đó họ lại “dựa vào một tình huống khó khăn” song hành để biện hộ thêm cho vấn đề đang diễn ra. Tức là chúng ta lại lôi người ngoài cuộc vào làm lá chắn, bia đỡ đạn cho mình để chứng minh bản thân đáng thương, vô tội, nhận sự thông cảm nhiều hơn. Liên quan câu chuyện trên, có phải lúc cô gái kiếm tiền với cái anh kia, mẹ của cô hoặc ai khác,….có được quyền lợi gì từ phía cô không mà tại sao lúc cô gặp vấn đề thì lại lôi họ vào. Có phải “cô gái” đang lấy thêm năng lượng dưới cầu để làm bia đỡ đạn cho một tình huống dưới cầu của mình hay không. Cô đang dựa vào người có năng lực yếu hơn, cho dù mẹ cô bệnh thật nhưng mẹ cô đâu liên quan câu chuyện, đâu là nguyên nhân dẫn đến cô mất tiền. Suy cho cùng, cô gái sẽ không giải quyết vấn đề được nữa mà càng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn.

Ngừng trách móc, hãy tự xem xét bản thân và tìm cách giải quyết
Ngừng trách móc, hãy tự xem xét bản thân và tìm cách giải quyết

Từ câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học là từ nay về sau, khi chúng ta gặp vấn đề gì đó về tiền bạc, tài chính,… và muốn trách cái người gây chuyện thì chúng ta cứ tự trách thầm thoải mái nhưng đừng nương tựa vào một cái tình huống khó khăn nào đó trong cuộc đời để gia tăng năng lượng dưới cầu. Muốn làm gì cũng được, nhưng hãy chú ý giải quyết vấn đề của mình, đừng lôi người ngoài cuộc vào. Chuyện bé xé ra to rồi cũng chẳng giải quyết được gì.

Chính “bạn” cũng là nguồn cơ tạo môi trường cho vấn đề xảy ra

Người trong cuộc bạn là nguyên nhân tạo môi trường cho vấn đề xảy ra
Nếu bạn trách đời, đời không thể chiều theo ý bạn muốn. Nếu bạn trách người, người chưa chắc sẽ giải quyết vấn đề đó cho bạn.

Khi việc gì không như ý xảy ra, chúng ta hãy thật bình tĩnh, sáng suốt và công tâm với chính mình để nhìn nhận vấn đề. Đừng nghĩ mình là nạn nhân vì xét kĩ, bạn chính là “tác giả” của những khó khăn và nỗi đau bạn tự chuốc phải. Gỉa dụ như bạn không đồng ý, không cho phép người ta có cơ hội tiếp cận bạn hay như cô gái không vì “muốn có nhiều tiền” hơn thì sẽ không tham gia đầu tư, sẽ không bị anh trai ấy lừa gạt. “Tại sao cô gái lại được anh trai ấy mang cái vấn đề đó, tại sao anh ấy lại chỉ lừa đảo cô trong số đông người? . Khi anh ấy đang gặp vấn đề về tiền, anh ta đang rung động đúng cái trường năng lượng của vấn đề. Cô ấy cũng có một cái trường năng lượng rung động tương tự và cuối cùng cô ta đã đến với anh ấy để tạo môi trường cho anh ấy gây nghiệp lên cô ấy. Cô đang tạo môi trường cho sự việc diễn ra, là nguyên nhân dẫn đến sự mất tiền như vậy.

Tóm lại, những gì bạn làm là do sự lựa chọn của chính bạn, không nên đổ thừa, trách móc cho ai khác, bạn nên tự tìm cách ứng phó, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Hãy tập cách thích nghi với cuộc sống, kiềm chế cảm xúc bản thân, tự suy xét những trải nghiệm mà mình trải qua bạn nhé!

Kết luận

Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng mỗi người sẽ không tự khiến bản thân “mắc kẹt” giữa những nguồn năng lượng xấu làm cho vấn đề cần giải quyết trở nên phức tạp, trì hoãn, khó khăn hơn. Hãy tập trung kiểm điểm, xem xét lại bản thân mình, đừng liên tục trách móc người khác hay đưa những người không liên quan vào “rối ren” của mình, bởi chính bạn sẽ quyết định mình tạo hay không tạo cho môi trường vấn đề xấu xảy ra.

Share

Tin tức liên quan

Năng lượng thành viên khi vận hành ở dịp tết như thế nào như tôi đã đề cập từ đầu...

Ông xã với Minh Đức đã mất kết nối đã gần 6 năm nay và hai vợ chồng mới có...

Tôi thường hỏi anh chị xem là các anh chị đã thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy...