Lý do ở ngọn hay lý do ở gốc ngôi nhà – Thầy Bùi Quốc Tuấn
- phale
- 10/08/2024
- Truyền cảm hứng
- 0 Comments
Trong ngày hôm nay chúng ta đo lường được sự liên tục của chúng ta về mặt năng lượng ở trong chu kỳ buổi sáng này. Trong mỗi chu kỳ buổi sáng, một trong những yêu cầu lớn nhất về mặt năng lượng tôi thường gửi và hỏi các anh chị là các anh chị có vào một chu kỳ tuyệt đối tập trung vào Chín Nghi Thức một cách đều đặn và không ngừng nghĩ và liên tục.
Thứ tự của nó được bảo đảm hay không thì có một số anh chị bảo đảm được điều này, còn lại thì một số anh chị chỉ tập đâu đó nửa chừng thôi và cầm chừng thôi. Chứ thường không thể bước vào được Chín Nghi Thức một cách trọn vẹn nhất.
Có những anh chị tham gia tới bốn chu kỳ rồi thì tới chu kỳ thứ tư họ mới có thể thực hiện được một chu kỳ trọn vẹn. Với họ điều đó cho thấy rằng tỷ lệ mà chúng ta hiện hữu với ngôi nhà số một của chúng ta thấp hơn những gì chúng ta nghĩ vì chúng ta vẫn đang xuất hiện cùng với bạn ấy, hiện diện với bạn ấy, nhưng chúng ta chưa hiện hữu với bạn ấy thực sự. Nên khi mà chúng ta bước vào một điều gì đó cam kết với cái gốc ngôi nhà số một thì chúng ta thường không có đủ nội lực để chúng ta giữ lại.
Ngược lại chúng ta hay bị ngoại lực của ngoại cảnh tác động nên đôi khi chúng ta lấy lý do của ngoại cảnh nhiều hơn và nếu mà chúng ta quan sát thật kỹ thì những lý do mà chúng ta đưa ra hầu hết nằm ở ngoại lực chứ không phải lý do nào nằm ở nội lực hết.
Để dễ hiểu hơn, anh chị còn phân vân thì anh chị cứ luôn hỏi rằng lý do của anh chị có phải là lý do nằm ở ngoài ngôi nhà số một hay không? Nếu mà lý do đó nằm ở ngoài ngôi nhà số một thì chắc hẳn rằng những thứ mà anh chị đang làm đang khiến cho chúng ta suy giảm nội lực và suy giảm năng lực của ngôi nhà số một theo thời gian.
Vì thế nên chúng ta hãy thực sự quan tâm tới ngôi nhà số một, có thể một trong những cách mà chúng ta dễ dàng kiểm tra nhất thì đó là cách mà chúng ta sẽ trọn vẹn một chu kỳ một cách tuyệt đối và không có bất kỳ một cái điều gì đó có thể kéo anh chị ra được.
Nhiều anh chị có thể nêu được lý do ngoại lực, cái tôi phải của anh chị cộng với một ngôi nhà khác ngôi nhà số một, không bao giờ anh chị nêu được lý do “tôi phải” cộng với lý do “số của ngôi nhà số một”.
Anh chị hãy để ý thật kỹ chi tiết này để chúng ta có thể quan sát trong nhiều việc chứ không phải riêng việc chúng ta đă tập cho nội lực tự sinh này trong Chín Nghi Thức này đều phục vụ cho nội lực tự sinh của chúng ta, không phải phục vụ cho bất kỳ ai khác.
Tôi đã từng chia sẻ với anh chị ở những chu kỳ trước, chúng ta có thể thuê được rất nhiều việc trên cuộc đời này hầu như tất cả các việc luôn. Nhưng riêng việc tập thể dục này chúng ta không thể thuê được người khác, ít nhất là vũ trụ cũng thiết kế cho chúng ta những điều hữu hạn.
Như vậy chúng ta có thể nhìn thấy rằng, riêng về nội lực tự thân không có ai giúp chúng ta ngoài chúng ta cả. Vì vậy nên một khi mà chúng ta nói về lý do thì chúng ta hãy coi lý do chúng ta nói có thuộc về và có làm tăng nội lực, tăng sức mạnh của ngôi nhà số một hay không.
Hay là các lý do đó khiến cho chúng ta xa rời ngôi nhà số một và nếu như chủ đề của ngày hôm trước liên quan tới nghi thức số tám, tôi có nói tới lý do của chúng ta là xa rời cái gốc các ngôi nhà để từ đó sẽ thấy được có những bà vợ làm kinh doanh có thể tiếp khách thâu đêm suốt sáng mà bảo rằng em đi công tác này hoặc là đi công tác từ chỗ này qua chỗ kia này rồi ông chồng thì sẽ có cái lý do bận nhậu với đối tác để ký hợp đồng hơn là về với vợ với con này, những cái lý do cực kỳ hiển nhiên mà ai cũng có thể gặp phải. Nhưng nếu mà chúng ta hiểu về ngôi nhà và tâm thức một cách kỹ càng thì chúng ta thấy rằng hầu như tất cả những thứ đó là do chúng ta thiết kế nên mà thôi.
Đặt năng lượng vào nời trọng tâm, khi chúng ta đặt vào đúng nơi trọng tâm thì những gì mà chúng ta thiết kế sau đó trở nên khác biệt
Khi chúng ta thiết kế nên thì mới tạo ra bức tranh đó và bức tranh đó là bức tranh mà khoảng 80% cho tới 85% mọi người đang thiết kế ở bên ngoài. Nên khi chúng ta quan sát thì chúng ta thấy rằng điều đó gần như là không thay đổi được và chúng ta sẽ thấy rằng, gần như mọi thứ chúng ta là bắt buộc phải như thế nhưng mà chúng ta không thể nghĩ được ra một cách nào đó khác hơn và sáng hơn với cách vận hành của mình.
Vì thế nên khi anh chị chỉ cần đặt một câu hỏi như vậy về mọi lý do chúng ta sẽ biết được lý do của chúng ta sẽ được sắp xếp thứ tự như thế nào khi mà bất kỳ một cái lý do gì đó thì đầu tiên chúng ta phải đặt câu hỏi xem lý do đó có đưa chúng ta về gốc hay gốc cả năm ngôi nhà. Sau đó nếu xét kỹ hơn như nãy giờ tôi chia sẻ thì chúng ta xem lý do đó có thực sự làm cho sức mạnh của ngôi nhà số một tăng lên hay không.
Nếu mà không thì chúng ta phải nhận ra một vấn đề rằng thì ra tâm thức của chúng ta đã thiết kế chúng ta là một người sống theo ngoại lực và bị ngoại lực cuốn đi, chỉ cần hai câu hỏi lớn đấy thì anh chị mới có thể điều chỉnh được rằng là tại sao chúng ta là người bận rộn?
Tại sao chúng ta một ngày làm không hết việc? Tại sao là chúng ta có một ngày mà làm gần như là tối tăm mặt mũi mà không bao giờ thấy thời gian dành cho các ngôi nhà của mình. Thậm chí ngôi nhà gần nhất của mình là ngôi nhà số một mà chúng ta còn không giữ thì không thể bảo đảm rằng các ngôi nhà khác chúng ta giữ được.
Đấy là cách mà chúng ta quan sát và khi quan sát được thì chúng ta sẽ có một câu hỏi đúng đắn để chúng ta đặt được năng lượng của chúng ta ở đâu là trọng tâm. Khi chúng ta đạt được đâu là trọng tâm thì những gì mà chúng ta thiết kế sau đó trở nên khác biệt. Bởi vì sự khác biệt này không phải đến từ mục tiêu của chúng ta đạt được, một cái gì đấy mà sự khác biệt này đến từ sự chỉ dẫn của tâm thức về mặt năng lượng.
Vì thế nên anh chị sẽ thấy rằng có thể trong khoảng thời gian đó anh chị sẽ tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết một công việc gì đấy trong một tuần, một tháng. Thậm chí một năm nhưng không phải anh chị sẽ bị bận rộn cả đời, nhiều người không hiểu về nguyên lý này họ đã bận rộn cả cuộc đời của họ cho một việc gì đấy mà họ không thể nào dứt ra được.
Do cách phân phối năng lượng của sự tập trung của họ đã “khác trình” nên có nhiều người ở trên thế gian này có hai luồng tư tưởng: luồng tư tưởng về công việc chứ không phải luồng tư tưởng khác. Họ nói rằng để mà chúng ta hoàn thành một mục tiêu gì đó chúng ta phải đánh đổi về mồ hôi, về nước mắt, về công sức, về sự tập trung, về tất cả mọi thứ phải hy sinh, đổ máu.
Đồng thời cũng có một luồng tư tưởng khác, chúng ta vẫn có thể đạt được những mục tiêu này trong ý chí và nghị lực nhưng trong ý chí và nghị lực của bình an mọi ngôi nhà. Thế thì luồng tư tưởng đầu tiên vẫn khiến cho chúng ta đạt được mục tiêu nhưng mà chúng ta thường trầy da tróc vảy khi mà đạt được nó.
Luồng tư tưởng thứ hai, chúng ta vẫn đạt được mục tiêu nhưng mục tiêu đó của chúng ta vẫn đánh đổi bởi nghị lực, vẫn đánh đổi với ý chí, vẫn đánh đổi với sự khổ công trong cái gốc của nghị lực. Nhưng không dẫn người ta về dọc của sự sân si, còn những luồng tư tưởng khác như là không cần phải phấn đấu thì chúng ta sẽ không bàn tới ở đây, chúng ta chỉ nói về hai cái hướng đạt mục tiêu quyết liệt theo cái cách mà chúng ta sẽ nhìn thấy sự vận hành như vậy.
Leave A Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.