Làm thế nào để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực?

Làm sao để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực

Làm thế nào để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực, tìm kiếm được hạnh phúc cho mỗi người và đạt được những sự cảm thông trong gia đình?

Bố mẹ nào cũng lo lắng cho con cái. Bạn có đang trong trường hợp này không. Bố mẹ bạn lo lắng cho bạn. Và bạn lo lắng cho con cái của bạn. Một số trường hợp thì bố mẹ đã hoàn toàn an tâm về con cái. Một số trường hợp thì bố mẹ hoàn toàn bao bọc con cái. Vậy làm thế nào để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực? Khi đó, chắc chắn mỗi người đều sẽ có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Cùng tìm hiểu qua bài giảng dưới đây.

Làm thế nào để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực?
Làm thế nào để bố mẹ, con cái và chính mình gia tăng nội lực?

Tình yêu và trách nhiệm tạo nên nỗi lo

Sẽ có những ngoại lệ, nhưng phàm là bố mẹ trên đời đều yêu thương và lo lắng cho con cái. Điều này đặc biệt đúng với tình trạng xã hội Việt Nam. Chúng ta vốn là một dân tộc đặt nặng về tình cảm gia đình. Không giống như người phương Tây, văn hóa Á Đông đặt nặng giá trị tình cảm gia đình. Và vì vậy mà phát sinh khá nhiều hệ lụy.

Điều gì khiến cha mẹ luôn lo lắng cho con cái. Đó chính là tình yêu, là trách nhiệm. Ngay từ nhỏ, bạn đã được bố mẹ bảo bọc nâng niu từng miếng ăn giấc ngủ. Khi bạn lập thân ra đời, bố mẹ trăn trở. Khi bạn có gia đình, bố mẹ lại lo lắng và thường can thiệp vào cuộc sống của con cái.

Nặng nề hơn, nhiều người không chỉ có tư tưởng bảo bọc mà còn chi phối con cái. Tình yêu thương và trách nhiệm trong họ quá lớn. Họ luôn cho rằng những gì mình làm là tốt nhất cho con. Nhưng họ không biết rằng, những gì mà họ đang để tâm đến con cái của mình chưa hẳn là sự tốt nhất cho chúng.

Vậy, chúng ta sẽ làm thế nào với nguồn năng lượng mà chúng ta áp đặt lên con cái của mình. Hay như bố mẹ của chúng ta, họ luôn lo lắng cho chúng ta như thế, bản thân chúng ta có thực sự thấy thoải mái hay không?

Và bạn, nếu bạn đã có con, bạn đã dùng tình yêu, trách nhiệm của mình với chúng như thế nào?

Tình yêu, trách nhiệm với con cái chính là nguyên nhân khiến bố mẹ suốt đời “đuổi theo” con
Tình yêu, trách nhiệm với con cái chính là nguyên nhân khiến bố mẹ suốt đời “đuổi theo” con

Trạng thái năng lượng của bố mẹ lên người bạn nên được giữ nguyên hay giải phóng?

Dưới 18 tuổi, con cái sẽ còn sống trong phước phần của bố mẹ. Có nghĩa là, giai đoạn này, con của bạn có ngoan không, có hạnh phúc không, đau khổ không. Những gì mà chúng nhận được đều là do bố mẹ để lại. Những nghiệp quả mà con cái nhận được giai đoạn này đều là những gì mà bố mẹ để lại. Đó chính là nguyên tắc của tạo hóa.

Và trong giai đoạn này, con cái của bạn đang trong một trường năng lượng phụ thuộc. Con cái sẽ sống trong ngoại lực, từ những nghiệp lực của bố mẹ choàng qua nó.

Tuy nhiên, qua 18 tuổi, trường năng lượng của con cái cần được giải phóng hoàn toàn khỏi sự phụ thuộc. Và điều này có nghĩa là gì?

Khi bạn đủ 18 tuổi, bạn cần tự mình thoát khỏi những ràng buộc của bố mẹ. Nếu bạn cứ mãi tuân thủ theo sự sắp đặt của bố mẹ, cuộc đời bạn có thể đi vào bi kịch. Bạn sẽ học ngành mà bố mẹ thích, cưới người mà bố mẹ muốn. Và những bi kịch cuộc sống sau đó có thể từ những điều này mà ra.

Và khi bạn không thể nào thoát khỏi trường năng lượng của bố mẹ, bạn không thể sống trên phước phần của mình. Bố mẹ chính vì vậy sẽ luôn lo lắng cho bạn. Họ không thể thoát khỏi tâm thế bảo bọc hay can thiệp, hay thậm chí chi phối hoàn toàn cuộc đời của bạn.

Và bạn có thấy không, có rất nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì bố mẹ can thiệp sâu vào đời sống con cái. Những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không được giải quyết. Cuộc sống của bạn kéo dài như thế và bạn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của mình.

Ý thức về việc thoát khỏi trường năng lượng của bố mẹ là điều cần thiết. Đây thực sự là một sự giải thoát để bạn không rơi vào bi kịch cuộc đời. Đừng để bố mẹ lo lắng và can thiệp vào đời sống của bạn. Hãy để sự quan tâm lo lắng đó hoàn toàn chỉ là tình thương và sự dõi theo từ xa. Mọi sự can thiệp của bố mẹ bạn vào cuộc đời của bạn khi bạn đã trưởng thành đều không mang lại phúc phần.

Sau 18 tuổi, mỗi người nên có cuộc sống riêng với chính kiến riêng
Sau 18 tuổi, mỗi người nên có cuộc sống riêng với chính kiến riêng

Làm thế nào để bớt lo lắng về con cái của mình

Tâm thức của chúng ta luôn mang năng lượng thật. Có nghĩa là, dù bạn nói với con cái của mình rằng: Con cứ chọn trường con thích đi, con cứ làm việc con muốn đi, con cứ cưới người con yêu đi, thế nhưng, trong thâm tâm bạn hoàn toàn không đồng tình với điều đó.

Và con cái của bạn cũng sẽ nhìn nhận được điều này. Sẽ có hai trường hợp. Hoặc là con cái của bạn sẽ phản kháng. Hoặc là con cái của bạn đồng thuận với sự sắp đặt của bạn.

Và lúc này, bi kịch thế hệ xảy ra. Bạn đã từng muốn kháng cự mà không được với ba mẹ của mình. Và lúc này đây, bạn đang can thiệp quá sâu vào đời sống con cái mình. Mọi thứ đang được lặp lại theo đúng những gì đã diễn ra. Và thực tế là có rất ít người có thể đặt mình vào vị trí của con để thấy nó đang có thực sự hạnh phúc trong những điều mà bạn sắp đặt hay không.

Chấp nhận và buông bỏ con cái, buông bỏ trường năng lượng của bạn. Đồng thời, trao cho nó quyền tự quyết và sự đồng hành. Bạn không thể chi phối cuộc đời của con cái. Bạn chỉ nên đồng hành cùng chúng. Bạn không thể tước đi phước phần của chính nó đã tạo lập cho cuộc đời của nó.

Tình thương chỉ nên được đặt nhiều trong giai đoạn con của bạn chưa đủ trưởng thành. Khi con cái lớn, đừng đem trường năng lượng chi phối của mình áp đặt lên con cái. Khi bạn không kiểm soát mà chỉ nhắn nhủ, đồng hành, đảm bảo bạn sẽ thấy được con của bạn đang trưởng thành từng ngày và rất tin tưởng vào bố mẹ.

Đồng hành thay vì kiểm soát để con cái được sống trong phước phần của chúng
Đồng hành thay vì kiểm soát để con cái được sống trong phước phần của chúng

Mỗi cá nhân là một thực thể, cần được độc lập trong tư tưởng và hành động

Bố mẹ, con cái, chính mình. Chúng ta thuộc 3 thế hệ khác nhau. Mỗi thế hệ sẽ có nền tảng tư duy và nhận thức riêng. Mỗi thế hệ sẽ có những nhu cầu và đòi hỏi riêng cho cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, dù ở thế hệ nào, thì cũng cần tập trung tình thương và sự kiểm soát đúng chỗ. Chúng ta không thể đem ngoại lực để áp đặt cuộc đời của người khác. Chúng ta cũng không thể làm mất nội lực của chính mình chỉ vì những yêu cầu thiếu hợp lý từ bố mẹ.

Mỗi người đều nên có những trường năng lượng cho riêng mình. Chìa khóa ở đây là sự cảm thông, là buông bỏ, là nỗ lực. Từ trường năng lượng của mình, bạn sẽ tạo nên cho chính mình những tư duy khác nhau. Bạn có thể tốt về ý thức. Nhưng điều này sẽ không mang lại năng lượng tốt cho con cái của bạn.

Chúng ta là bố mẹ, là ông bà, hãy tự làm tốt phước phần của mình. Luôn động viên và đồng hành cùng con cái để chúng cảm nhận được sự bình an và tin tưởng. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều so với sự chạy theo con cái cả đời hay phải phụ thuộc vào bố mẹ cả đời.

Tìm hiểu thêm: Hiểu về sự chuyển tiếp thế hệ để có cách cư xử hành vi tương ứng

Mỗi cá nhân đều là một thực thể riêng với nguồn năng lượng riêng
Mỗi cá nhân đều là một thực thể riêng với nguồn năng lượng riêng

Lời kết

An tâm hay lo lắng đều là do nỗ lực của chính mình. Đừng bao giờ áp đặt cuộc đời của người khác. Bạn sinh con ra, nhưng bạn không có quyền tước đi sự tự do của con. Hãy tập trung vào năng lượng của chính mình. Và để con cái mình sống với năng lượng của chúng. Đó chính là chìa khóa để bạn và con cái, bố mẹ đều gia tăng nội lực và có được cuộc đời hạnh phúc hơn.

Leave A Comment