Chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời

Chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời 

Mỗi người đang được hiện diện trên cuộc đời này đã là một niềm hạnh phúc và ai cũng có rất nhiều thứ thuộc về mình nhưng liệu bản thân mình có thực sự “sở hữu” chúng hay không? 

Có một sự thật là, dù giàu có, hạnh phúc đến đâu thì chúng ta sống với rất nhiều nỗi lo. Nhất là các bậc làm cha làm mẹ, hầu như trong suốt cuộc đời, họ luôn lo lắng, yêu thương các con của mình. Con cái dù trưởng thành vẫn luôn là “đứa con bé bỏng” trong mắt họ. Chúng ta dường như đang “sở hữu” con cái và cuộc đời của chúng. Vậy điều đó là nên hay không nên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá trị thực sự của việc sở hữu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời
Đừng cố nắm chặt tất cả mọi thứ bởi chúng ta chỉ là một người bình thường

Bản chất của việc sở hữu

“Sự thật chúng ta chẳng sở hữu gì cả”

Chúng ta vốn chào đời với hai bàn tay trắng. Rồi bố mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh tặng cho chúng ta tri thức của cuộc sống. Lớn lên chúng ta đi làm, tự kiếm tiền qua nhiều công việc khác nhau, sắm sửa được tài sản riêng, rồi có gia đình nhỏ cho riêng mình. Mỗi người đều như thế! Cuộc đời là một vòng lặp hết thế hệ này đến thế hệ khác được sinh ra, tồn tại và mất đi. Vậy những gì chúng ta có được trong cuộc đời này, đến một ngày sẽ phải trả lại tất cả. Chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng, và cũng sẽ ra đi với hai bàn tay trắng.

Tại sao có nhiều cha mẹ đến độ tuổi xế chiều 60, 70 tuổi rồi nhưng vẫn luôn bận tâm về cuộc đời con cái khổ đau hay sung sướng?. Thường thì khi thấy con cái dựng vợ gả chồng xong, không hạnh phúc thì cha mẹ vẫn khổ, vẫn đau rồi lại bắt đầu cấm đoán rằng: “Thôi không sống được với nó thì chia tay đi cho sướng cho khỏe”. Đến khi con mình giải thoát khỏi cuộc hôn nhân đó, liệu con cái, cha mẹ có thấy hạnh phúc hơn không? Hay vẫn tổn thương, đau khổ theo cách này hay cách khác!

Một trường hợp khác, bậc cha mẹ nọ có 3 người con đều không chịu cưới chồng, chỉ muốn sống một mình. Thực ra việc con cái không có người yêu, không thể lập gia đình là do năng lực sở hữu ở trong năng lượng của cha mẹ khiến con không thể kết hôn, không thể yêu ai. Hành trình đi tìm cái giải pháp cho con chỉ thật sự hiệu quả khi bậc cha mẹ chúng ta bắt đầu sử dụng phần năng lượng để thoát khỏi phần sở hữu. Nghĩa là không quá can thiệp vào cuộc sống riêng của con, để cho con tự quyết định.

Việc mà cha mẹ đang thương yêu, bảo vệ con cái như vậy vô hình đã dẫm phải cái cột nghiệp thông qua lời xúi, lời khuyên và cái tâm lo lắng. Cho dù ngôi nhà số 1 gồm người thân, gồm cái tâm và thể linh hồn mình trong đó nhưng ngay “phần thân” của chúng ta cũng chỉ mượn tạm thời trong khoảng thời gian tối đa là 100 năm. Tùy vào tuổi thọ mà một người mà họ sống lâu hay không may qua đời sớm. Vậy chúng ta đâu thể sở hữu thân thể của ta đến ngàn năm sau, chúng ta cũng đâu sở hữu người khác trong cuộc đời của mình trọn vẹn từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi. Hầu như, con người luôn dẫm phải cột nghiệp bằng từ khóa của “sự sở hữu”, luôn trong tâm thế “lo lắng” dần khiến mọi việc không như ý muốn. 

Trong tình yêu, nếu cố gắng chiếm hữu, sở hữu thì một thời gian yêu nhau lâu sẽ khiến mối quan hệ trở nên nặng nề, ngột ngạt, dễ chia tay. Việc bị ràng buộc hay phải gánh vác trách nhiệm quá nhiều sẽ khiến mỗi người không còn thực sự thoải mái trong tình yêu. Cho nên, để mối quan hệ có kết quả tốt đẹp và bước sang trang mới, hãy để mọi thứ thật bình dị, tự nhiên, cứ yêu thôi và tôn trọng sự riêng tư của đối phương, đừng quá kìm cặp, “sở hữu”, bắt họ làm theo ý mình các bạn nhé!

Ở đời muôn sự của chung

Câu nói “ở đời muôn sự của chung” có lẽ đã quá quen thuộc. Câu nói ấy nhằm thức tỉnh lòng sân si, tham vọng trong mỗi chúng ta. Nhằm giúp chúng ta tận hưởng những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời nhưng không quá đặt nặng việc “của mình” hay “của ai khác”.

Ngôi nhà, chiếc xe, điện thoại, tiền bạc, sự nghiệp, gia đình,… của bất cứ người nào đó sau khi họ mất đi, đều trả lại cho cuộc đời. Họ thực sự không thể sở hữu nó. Những thứ đó chỉ tạm thời bên họ, cho họ mượn để sử dụng. Cho đến cuối cùng thì vẫn không phải là của họ, có ai mất đi mà đem theo được thứ gì?

Con người cũng do nhân duyên sinh, không có chủ thể, không cố định. Mọi thứ là tạm tạm bợ chứ không phải là thật, là của mình. Những thứ vừa được nói trên thực ra là “thế giới vật chất”, nó thuộc về mẹ thiên nhiên, chúng ta chỉ đang sống tạm trong một khoảng thời gian nào đó, chúng ta đủ duyên để giữ lại lâu hay ngắn mà thôi. Nếu chúng ta biết cách hưởng thụ tiện ích của nó nhưng không có tư tưởng của sở hữu thì nhất định sẽ tìm được hạnh phúc. 

Chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời
Ở đời muôn sự của chung, không ai thực sự sở hữu nó mãi

Điều chỉnh “tâm” mình

Sở dĩ chúng ta phiền não, chúng ta bất an, lo lắng là vì chúng ta cứ khư khư ôm nó trong mình, “luôn muốn sở hữu” và thế là bản thân ta trở nên nặng nhọc. Vậy thế nào không sở hữu mà chúng ta vẫn có thể nhìn thấy hạnh phúc và niềm vui của người khác, để thấy họ phát triển? Đó là khi chúng ta không có cái tâm ý của sự sở hữu thì tự nhiên sự chồng nghiệp sẽ giảm đi, chúng ta sẽ thấy người khác hạnh phúc, con cái chúng ta cũng cảm thấy vui hơn, bớt áp lực hơn, và anh chị sẽ thấy cuộc sống này nó vô cùng dễ chịu. Tóm lại, hãy điều chỉnh cái năng lượng sở hữu ở bên trong con người mình, không cần phải loay hoay, đi tìm giải pháp gì phức tạp cho mọi vấn đề.

Cụ thể, khi vấn đề xảy ra giữa hai người, chúng ta chỉ cần quan sát xem “vòng lặp sở hữu” nó đang xuất hiện ở đâu và chỉ cần ra một quyết định thì tự nhiên cái mối quan hệ nhân sinh rắc rối, dính mắc giữa hai người tự động tách ra. Đồng thời, chúng ta phải “điều chỉnh cái tâm” của chúng ta đến nơi đến chốn. Miệng không nói, tâm không nghĩ. Nếu chỉ dừng ở miệng nhưng không nhịn ở tâm, chấn chỉnh suy nghĩ sai lệch của mình thì sẽ làm chúng ta khổ tâm gấp bội phần, vì đang nói dối và không thành thật.

Chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời
Lắng nghe tâm trí, điều chỉnh cảm xúc

“Vận hành biết ơn” sẽ đem đến nhiều điều kỳ diệu và đổi thay tốt hơn cho một người toàn tâm toàn ý. Biết ơn mọi người xung quanh vì một điều gì đó, sẽ kìm hãm tâm xấu trong mỗi chúng ta. Cũng như câu chuyện mà cô gái than thở rằng: “Tại sao em đã quan tâm mẹ chồng này hơn tất cả các con dâu trong nhà, hơn cả con gái ruột, bà ấy ốm thì em mua thuốc, bà ấy đau thì em chăm sóc, em nấu cháo nấu ăn đầy đủ, chăm sóc ở bệnh viện ,chăm sóc ở nhà thế mà bà cứ so sánh em với các cô con gái và luôn có tài sản hay là gì đó thì cũng bán rồi chia cho các con gái nhiều hơn em.” Có thể thấy, lúc cô gái ấy đang làm thì cũng là lúc cái tâm đang vận hành. Thực ra, do tâm ta mong cầu sau cái hành vi đó sẽ nhận được điều gì? Tâm mong cầu chính là bản chất của lòng tham mà chúng ta tưởng chừng như rất tốt đẹp, mà chúng ta không làm với tất cả cội nguồn biết ơn, với cái tấm lòng chân thành đối đãi.

 Chính vì vậy, chúng ta sẽ cảm thấy như hành động đó tốt hơn mà thôi chứ còn tâm vận hành bên trong nó chẳng tốt tí nào. Tóm lại, việc chúng ta mong đợi nhận được có kết quả như thế nào sẽ tương ứng với những gì chúng ta đã gieo trước đó, hãy thành thật điều chỉnh tâm mình. 

Kết luận

Muốn tâm hồn nhẹ nhàng, vơi bớt gánh nặng lo âu thì nên nhớ rằng: “chúng ta không sở hữu ai trên cuộc đời”. Không nên quá bao đồng, yêu thương và bao bọc ai đó quá mức, có khi lại phản tác dụng và khiến đường hạnh phúc sẽ gập ghềnh hơn. Đồng thời, hãy điều chỉnh cái tâm mình tương xứng với hành vi, có như vậy mới thực sự mang lại kết quả tốt đẹp.

Leave A Comment