Tin tức sự kiện

Chưa Phục Hành Vi Của Người, Hay Ý Thức Chưa Bắt Kịp Tâm Thức Của Ngôi Nhà 1 – Phần 1

Khi chúng ta gỡ được ra khỏi tâm thức mắc kẹt của mình thì anh chị sẽ cảm thấy ở bên trong tâm hồn của mình rộng hơn, thoáng hơn và có thể rất là nhiều anh chị sẽ vượt qua những cái thử thách trong cái cuộc sống của mình nếu như chúng ta hiểu thật rõ cái cách vận hành của tâm thức của cái chủ đề trong buổi sáng ngày hôm nay.

Chưa phục hành vi của người, hay ý thức chưa bắt kịp tâm thức của ngôi nhà 1
Chưa phục hành vi của người, hay ý thức chưa bắt kịp tâm thức của ngôi nhà 1

Khi không hiểu được nguyên nhân sâu xa là gì trong tình huống đó, với con người đó, với cái cách xử lý đó thì tâm thức của chúng ta sẽ yêu cầu được xử lý điều đấy

Điều đầu tiên thì tôi muốn hỏi các anh chị như sau đã Khi nào trong cuộc sống anh chị thì có điều gì anh chị cảm thấy là không không được thoải mái từ bên trong, không thấy phục từ bên trong khi mà anh chị phải chấp nhận một cái vấn đề gì đấy xung quanh anh chị thì chúng ta cần phải hiểu rõ tường tận cách vận hành của nó như thế nào?

Bao nhiêu lần trong cuộc sống anh chị có một điều gì đấy anh chị cảm thấy không phục từ bên trong lòng của mình. Đôi khi anh chị phải chấp nhận nó mà trong lòng vẫn cứ cảm thấy cực kỳ khó chịu hoặc là cứ trăn trở mãi. Hoặc đôi khi anh chị phải nói với mình rất là lâu nhưng mà cuối cùng vẫn không giải tỏa được bên trong lòng của mình bắt buộc anh chị phải chấp nhận cái tình huống đấy.

Tôi đang hỏi về việc, ở một cấp độ mắc kẹt lâu hơn mà ở đó anh chị cảm thấy như mình là người yếu thế. Khi anh chị hài lòng hoặc không hài lòng với con thì khi đó anh chị vẫn cảm giác là mình đang ở trên các con, nhưng mà trong tình huống câu hỏi của tôi, anh chị phải phân tích thật kỹ đó là đã bao nhiêu lần trong cuộc sống của anh chị cảm thấy không được phục một việc gì đấy ở bên trong lòng của mình với một việc nào đó mình phải chấp nhận. Mình cảm thấy là mình phải chấp nhận nó nhưng mà thực sự là ở bên trong lòng của mình nó không có phục tí nào cả không có hài lòng.

Trạng thái này nó cao hơn, mâu thuẫn hơn so với trạng thái anh chị không hài lòng với một ai đó. Ở đây được gọi là luôn cảm thấy không phục hoặc là đang bị mắc kẹt với tình huống đó, với một ai đó, với cách xử lý đấy của chồng, của vợ, của đồng nghiệp, của đồng đội hay bất kỳ ai thì anh chị hãy cho tôi biết là việc này anh chị đã từng xảy ra hay chưa xảy ra với ai.

Thậm chí nó kéo dài khá là lâu, đến nỗi mà bây giờ anh chị phải chấp nhận tình huống đấy của tầm một năm về về trước, hai năm về trước, thậm chí 10 năm về trước giống như thể là tạm thời quên đi. Nhưng trong lòng nó vẫn cứ cực kỳ gọi là không phục ở bên trong lòng của mình từ trước đến nay trong tình huống đó.

Tôi sẽ lấy cho anh chị một ví dụ cụ thể để anh chị có thể phân biệt câu hỏi này, ví dụ như thuở nhỏ anh chị đang ở cùng với người em của mình nhưng cả hai anh em đều làm sai một việc gì đấy, mà bố là bênh vực đứa em hơn hoặc là bênh vực người chị hơn hoặc là người anh hơn khiến cho trong lòng của anh chị cảm giác như bị bất công và không phục với tình huống đó. Kéo dài từ nhỏ đến giờ, đó là một ví dụ rất nhẹ nhàng cho anh chị để hình dung câu hỏi của tôi.

Hoặc bây giờ anh chị sẽ thấy một tình huống khác, ví dụ như là bố của mình chia cho mình một phần tài sản nào đấy. Nhưng mà thấy chia cho người kia hơn và cuối cùng thì mình không phục với tình huống đấy, mình bảo không công bằng. Những tình huống, ví dụ như anh chị cảm thấy không phục với sếp của mình.

Bởi vì trong hai tình huống của những đồng nghiệp của mình thì sếp không có khắt khe như vậy, mà riêng với mình thì sếp khắt khe hơn. Trạng thái không phục này nó sẽ tương đồng với cảm giác mà cảm thấy không công bằng với chính mình mà cảm thấy như mình là người yếu thế hơn trong tình huống đó.

Anh chị phải phân biệt tình huống này thật kỹ, nếu không thì chúng ta sẽ đưa chúng ta ở trong cái từng mức mà đôi khi cái sự việc tiếp theo nó sẽ tiếp tục diễn ra với mình, với một người khác.

Tình huống với mẹ chồng lúc làm dâu thì em thấy chồng làm thiên vị và ưu ái và mẹ chồng thiên vị và ưu ái em dâu hơn kể cả vật chất và tình cảm. Ban đầu khó chịu, sau đó chấp nhận và quên đi.

Anh chị phải quán thật kỹ anh chị mới nghe được cái tâm thức của anh chị nói với anh chị và phân biệt anh chị rõ cái tình huống này là tình huống nào đây cũng là một tình huống tốt để anh chị có thể phân biệt rõ và lúc đó mình cảm thấy mình giống như là bất công ấy chưa công bằng với mình chẳng hạn.

Trong tình huống vừa rồi, chị ấy đang lấy ví dụ một tình huống rất tốt, một ví dụ là với chị chồng đã lấy tiền của chị khi mà làm việc cho chị ấy nhưng mà cả chồng gia đình nhà chồng biết. Nhưng coi như không có việc gì xảy ra và thế là ở bên trong mình có một cảm giác không phục với gia đình bên chồng, mà phải chấp nhận điều đấy. 

Trong tình huống này mình cảm thấy như mình là cái người mà ở năng lượng bị chèn ép, bị ép buộc hoặc là bị một cái gì đấy mình phải chấp nhận. Ở trong lòng thì không phục và bây giờ thì chúng ta sẽ làm sáng tỏ về điều này để chúng ta có thể sẽ hiểu được nguyên nhân sâu xa của nó ở đâu và tại sao ở trong lòng luôn cảm thấy bị đối xử không công bằng, bị đối xử bất công. Và thậm chí là luôn cảm thấy bị thiệt thòi và chúng ta luôn đi tìm cái câu trả lời.

Khi không hiểu được nguyên nhân sâu xa là gì trong tình huống đó, với con người đó, với cái cách xử lý đó thì tâm thức của chúng ta sẽ yêu cầu được xử lý điều đấy
Khi không hiểu được nguyên nhân sâu xa là gì trong tình huống đó, với con người đó, với cái cách xử lý đó thì tâm thức của chúng ta sẽ yêu cầu được xử lý điều đấy

Chưa Phục Hành Vi Của Người, Hay Ý Thức Chưa Bắt Kịp Tâm Thức Của Ngôi Nhà 1

Trong phần mà tôi đang liên tục làm việc với anh chị từ nãy tới giờ là trạng thái mà ở đó có cũng có thể là trong quá khứ rất nhiều lần anh chị cảm thấy không được đối xử công bằng với một việc gì đấy. Trong cái trạng thái không công bằng đó anh chị luôn đi tìm một cái thứ được gọi là quyền lợi cho chính bản thân mình, mà càng đi tìm như vậy thì mình càng cảm thấy khó chịu ở bên trong lòng. Vì thực sự là không chỉ xảy ra một lần mà có thể xảy ra nhiều lần với anh chị. Không chỉ với một người mà xảy ra với với nhiều người khác.

Tại sao lại liên tục như vậy? Đôi khi trong lòng của chúng ta luôn nói rằng là trong tình huống này tôi không phục và chúng ta luôn cố gắng đi tìm kiếm sự công bằng của tình huống đấy. Mãi tới khi không tìm kiếm được thì bắt đầu chúng ta mới cảm thấy ấm ức ở bên trong, nếu không được xử lý thì nó sẽ gây ra cho chúng ta hai vấn đề vấn đề.

Thứ nhất, chúng ta thường đi tìm đồng minh dưới cầu – đồng minh dưới cầu đó là chúng ta đi tìm cách để mà trò chuyện hoặc đi tìm những người cùng mức năng lượng để ủng hộ cho quan điểm của mình.

Lúc mà anh chị đi tìm thì điều thú vị là anh chị lại tìm ra, tại vì sao? Tại vì khi mà chủ đích của chúng ta ở trong mức năng lượng đấy, nhất thiết chúng ta phải gặp những người như vậy. Mặc dù anh chị không biết tình huống đó đúng hay sai nhưng vì anh chị được ủng hộ nên anh chị cứ tin là đúng, nên tình huống nó lại càng trậm trọng hơn.

Vì càng trầm trọng hơn nên anh chị không thoát ra được khỏi vấn đề đấy và anh chị áp đặt một quan điểm là bất công và mình thực sự đang thiếu đi sự công bằng và mình đang bị một cái năng lượng nào đó chèn ép và khiến cho mình cảm thấy nó không được thoải mái từ bên trong.

Từ năng lượng này anh chị sẽ mắc kẹt lâu hơn ở trong trạng thái độc của phần sân, anh chị luôn luôn thấy rằng mình không được tôn trọng và từ đó anh chị sẽ xảy ra một cái tình huống.

Tiếp theo là năng lượng mà anh chị đang đối xử với chính anh chị và người khác nó càng độc hơn. Từ đó anh chị luôn luôn ở trong trạng thái trách móc người khác và lập tức khi ở trạng thái trách móc một người khác thì từ tâm sân và hận đó của chúng ta nó kéo dài.

Về mặt lâu dài thì ở trong của chúng ta thì sẽ đi xuống, phần độc của chúng ta nó sâu hơn và khi phần sân hận đó sâu hơn như thế thì bắt đầu tâm của chúng ta cộng thêm với một cái tâm trí đó là chúng ta không nhìn thấy được bản chất của sự việc nữa. Chúng ta đưa năng lượng phán xét của mình nhiều hơn trong tình huống đấy.

Thế thì bây giờ chúng ta sẽ hiểu được rằng là tại sao nhiều sự việc lại xảy ra mà đôi khi chúng ta cảm thấy chúng ta bị bất công, vậy thì nguyên nhân thực sự đến từ đâu? 

Người mà anh chị đang đối xử có cảm giác không được công bằng và cuối cùng thì anh chị đang nhìn thấy điều này có nghĩa là sau khi mà anh chị xử lý xong một tình huống nào đấy với với con của mình, với đồng nghiệp của mình, với đồng đội của mình, với bất kỳ ai. Nhưng sau khi anh chị xử lý xong thì anh chị cảm thấy người đó vẫn chưa thông và anh chị cảm thấy họ đang bị kẹt lại một điều gì đấy.

Nguyên nhân sâu xa cả hai góc nhìn của anh chị đều là do sự chênh lệch, sự phản ứng tốc độ của hai tầng tâm thức và ý thức. Tại sao lại như vậy?

Tâm thức của chúng ta thường vận hành ở tốc độ không bị giới hạn, bởi không gian và thời gian. Vì không bị giới hạn bởi không gian thời gian nên tốc độ thực thi và tất cả mọi thứ của nó vận hành thường nhanh hơn phần ý thức rất là nhiều.

Trong khi đó, ý thức của chúng ta nó lại bị phụ thuộc những thứ như là không gian, thời gian bối cảnh con người và tất cả những thứ đó nó làm cho tốc độ của ý thức bị chậm lại. Do đó mà chúng ta đang thấy tình huống đối xử không được phục từ bên trong là do tốc độ của mặt ý thức của chúng ta chưa kịp bắt nhịp với phần tâm thức xử lý ở bên trong.

Bởi vì nguyên nhân lớn nhất mà chúng ta thường đang đi tìm kiếm sự phản ứng đó là chúng ta cảm thấy rằng ai đó đang đối xử với mình không được như mình mong đợi
Bởi vì nguyên nhân lớn nhất mà chúng ta thường đang đi tìm kiếm sự phản ứng đó là chúng ta cảm thấy rằng ai đó đang đối xử với mình không được như mình mong đợi

Vậy thì lý do lớn ở đây là chúng ta đang đi tìm câu giải thích từ cái việc ngoại lực bởi vì anh chị thường để ở bên trong lòng và nói rằng con người đó, cách làm việc đó mình không có xử lý quyết liệt hoặc không có đòi lại công bằng thì người ta còn đối xử bất công với người khác nữa.

Share

Tin tức liên quan

Năng lượng thành viên khi vận hành ở dịp tết như thế nào như tôi đã đề cập từ đầu...

Ông xã với Minh Đức đã mất kết nối đã gần 6 năm nay và hai vợ chồng mới có...

Tôi thường hỏi anh chị xem là các anh chị đã thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy...