Chịu trách nhiệm và ngộ nhận chịu trách nhiệm có gì khác nhau?

Chịu trách nhiệm và sự ngộ nhận chịu trách nhiệm

Chịu trách nhiệm và sự ngộ nhận chịu trách nhiệm như thế nào? Bạn có đang thực sự chịu trách nhiệm, hay chỉ là sự đổ lỗi, bao biện và cảm thấy gánh nặng về mình?

Nếu bạn đã tham gia vào Cộng đồng ngôi nhà hạnh phúc bền vững, bạn sẽ hiểu rằng mọi việc đến trong đời chúng ta đều là do chính chúng ta. Chính vì vậy, mỗi người đều cần chịu trách nhiệm cho cuộc đời cũng như các hành động, lời nói của mình.

Vậy, có khi nào bạn nhận thấy mình đã chịu trách nhiệm một thời gian dài, lại thấy áp lực hơn, bế tắc hơn? Coach Bùi Quốc Tuấn sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này. 

Chịu trách nhiệm và ngộ nhận chịu trách nhiệm có gì khác nhau?
Chịu trách nhiệm và ngộ nhận chịu trách nhiệm có gì khác nhau?

Chịu trách nhiệm là gì

Trách nhiệm, hiểu đơn giản đó chính là công việc, là nghĩa vụ mà mỗi người cần phải hoàn thành. Chịu trách nhiệm tức là bạn buộc phải hoàn thành công việc đó, theo đúng những gì mà nó sẽ được thực hiện. 

Có rất nhiều vấn đề mà chúng ta chịu trách nhiệm. Ví dụ như, sếp giao cho bạn một dự án. Bạn cần nỗ lực hết sức để hoàn thành. Bạn sinh con, và bạn sẽ cần chịu trách nhiệm cho việc nuôi dạy đứa trẻ đó. Bạn dựng vợ gả chồng, bạn cần có trách nhiệm với người bạn đời của mình, tuân thủ các tiêu chuẩn về hôn nhân cũng như đạo đức…

Chịu trách nhiệm, đó là một sự ràng buộc để đưa chúng ta vào khuôn khổ cuộc sống. Nó đảm bảo mỗi người sẽ gánh vác các vấn đề mà mình cần phải gánh vác, lo toan. Nó sẽ giúp cân bằng vai trò của mỗi thành viên trong gia đình, xã hội. Từ đó, cũng tạo nên một cộng đồng hạnh phúc, bền vững hơn. 

Chịu trách nhiệm là công việc, nhiệm vụ, vai trò mà chúng ta phải hoàn thành
Chịu trách nhiệm là công việc, nhiệm vụ, vai trò mà chúng ta phải hoàn thành

Ngộ nhận về sự chịu trách nhiệm

Có một doanh nhân thành đạt tìm đến Số học Mặt trời để tìm kiếm giải pháp chữa lành. Anh chia sẻ câu chuyện rằng anh là chủ của một chuỗi nhà hàng lớn. Bây giờ, anh muốn ly hôn với người vợ của mình sau hơn 1 năm sống chung. Anh cho rằng, anh đã cưới cô ấy theo sự sắp đặt của cha mẹ. Do đó, anh sẽ chịu trách nhiệm với cô ấy bằng cách để lại tài sản cho cô. 

Hay như, bạn đã mất một khoản tiền lớn cho dự án của mình. Bạn đau buồn và thấy đó là điều hiển nhiên. Bạn chịu trách nhiệm về điều đó. Vì chính bạn đã chọn dự án đó.

Những điều này, với Coach Bùi Quốc Tuấn, đó không phải là sự chịu trách nhiệm. Đó chính là đỉnh cao của sự đổ lỗi. Và phàm là những người có nền tảng tri thức cao đều đang vướng phải vấn đề này. Họ nghĩ rằng, họ đang chịu trách nhiệm. Nhưng thật ra, họ vẫn đang tìm một điểm tựa nào đó, để vin vào đó, và cho rằng vì điều đó mà họ mới trở thành như vậy. 

Ngộ nhận về chịu trách nhiệm có thể dẫn đến những ứng xử sai cách
Ngộ nhận về chịu trách nhiệm có thể dẫn đến những ứng xử sai cách

Trách nhiệm và buông bỏ, đổ lỗi

Trách nhiệm với mỗi người sẽ có cách vận hành khác nhau. Khi một người chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm, họ sẽ có xu hướng kiên trì đến cùng.

Tuy nhiên, sau một thời gian, vì rất nhiều lý do, sự buông bỏ và đổ lỗi cũng bắt đầu hình thành. Một số người nhận thấy, sau khi họ chịu trách nhiệm, đối phương ngày càng tỏ ra quá đáng, có những hành vi và biểu hiện đi ngược với những mong cầu của họ.

Ví dụ như trường hợp vị doanh nhân trên kia. Sau khi đồng ý một cuộc hôn nhân không có tình yêu, anh ấy cảm thấy đối phương không đem lại những kỳ vọng như mình mong muốn. Anh cảm thấy tình cảm và trách nhiệm với người vợ trở thành một gánh nặng cho bản thân mình.

Cá nhân anh cho rằng, ly hôn và nhường tài sản chính là sự chịu trách nhiệm của anh với người phụ nữ đó. Vì anh đã cưới cô, nên anh có trách nhiệm lo cho cuộc sống của cô sau này. Tuy nhiên, anh chưa từng nghĩ đến cô đang trải qua những cảm xúc nào trong cuộc hôn nhân với anh. Hay đúng hơn, điều mà anh cho là đúng, là tốt, liệu có phải đó cũng là điều mà người khác cho là đúng, là tốt hay không?

Buông bỏ là điều anh chọn lựa, chứ không phải là trách nhiệm. Và anh đổ lỗi cho hôn nhân không có tình yêu, cho hôn nhân sắp đặt. Sự đổ lỗi nhằm giảm cảm giác tội lỗi của bản thân mình. Và điều này không phải là sự chịu trách nhiệm như đúng bản chất của nó. 

Do đó, một người chịu trách nhiệm, sẽ có những hành vi và suy nghĩ khác với những gì anh ta đang làm. Tất cả những gì mà anh ta đang phô bày ra chỉ là sự cam chịu, sự nhẫn nại, sự chấp nhận. Đó không phải là chịu trách nhiệm. Và trong mọi trường hợp, khi đã quyết định buông bỏ hay đổ lỗi, thì giá trị của chịu trách nhiệm đã không còn. 

Buông bỏ sẽ không làm bạn thoải mái hơn
Buông bỏ sẽ không làm bạn thoải mái hơn

Nên làm thế nào để bản thân chịu trách nhiệm với sự thoải mái nhất?

Có thể cả quãng đời trước đó, bạn đang ngộ nhận về sự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, điều này không nên xảy ra sau khi bạn đã thẩm thấu được những ý nghĩa của bài giảng này. 

Bản thân chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ rằng nên chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Điều này cần được thực hiện trong xuyên suốt cuộc đời của mình. Sự chịu trách nhiệm đó, đến từ việc chúng ta tự nguyện, hết lòng, luôn có ý niệm về trách nhiệm và thể hiện bằng những hành vi tương ứng.

Trách nhiệm của bạn đến đâu sẽ thể hiện giá trị của con người bạn đến đó. Làm thế nào để chịu trách nhiệm với tâm thế thực sự thoải mái? Điều này không phải ai cũng làm được. Đó là cả một quá trình tu tập, rèn luyện. Nhưng chung quy, bạn sẽ thực hiện được bằng những cách sau:

  • Ý thức về vấn đề: Khi đã nhận một công việc, hãy luôn ý thức về nó. Ý thức rằng bạn đang gánh trên vai một trách nhiệm và bạn cần phải có sự quan tâm hoàn toàn đến công việc đó. Dù đó là công việc, hay đơn giản chỉ là ràng buộc trong một mối quan hệ.
  • Tìm cách để thực hiện trách nhiệm của mình: Thay vì sự buông bỏ, bạn hãy tìm cách. Có câu: Người muốn sẽ tìm cách, người không muốn sẽ tìm lý do. Trong hôn nhân, hãy cố gắng hết sức mình để sau này không hối hận. Trong công việc, hãy dồn hết tâm sức để đạt được những thành quả tốt nhất. Đó chính là những chân giá trị giúp bạn tìm được các phương hướng giải quyết tốt nhất và thể hiện trách nhiệm của mình sâu sắc nhất.
  • Lan tỏa những niềm vui để sự chịu trách nhiệm được diễn ra trọn vẹn nhất: Khi bạn lan tỏa năng lượng tích cực, bản thân bạn cũng sẽ nhận được nguồn năng lượng tích cực tương ứng và ngược lại. Chính vì vậy, hãy luôn mang những ý nghĩ tích cực và lan tỏa chúng mỗi ngày. Khi đó, dù trách nhiệm nặng nề đến đâu, bạn cũng sẽ có cách để hoàn thành tốt nhất. 
Sống có trách nhiệm sẽ giúp bạn lan tỏa và thu hút những nguồn năng lượng tích cực
Sống có trách nhiệm sẽ giúp bạn lan tỏa và thu hút những nguồn năng lượng tích cực

Luôn chịu trách nhiệm, vì chúng ta quyết định cuộc đời mình

Trách nhiệm thực ra là một khái niệm vừa cụ thể vừa mơ hồ. Ranh giới giữa trách nhiệm và chịu đựng cũng khá mong manh. Nuôi một đứa con, kết hôn, hoàn thành một công việc, đưa đón một người, hứa một lời hứa… Tất cả đều là những trách nhiệm mà bạn tự tạo ra. Và vì vậy, bạn cần phải có ý thức để hoàn thành nó. 

Chúng ta sống trên đời là một chuỗi những mối quan hệ. Mối quan hệ có thể không như ý nguyện của chúng ta. Tuy nhiên, trong phần lớn mọi việc, kết quả tốt hay xấu đều do chính chúng ta tạo thành. Hãy luôn tạo cho mình nguồn năng lượng bằng những suy nghĩ tích cực. Hành động của bạn cũng vì vậy mà sẽ nhất quán hơn.

Chúng ta đã tìm hiểu về chịu trách nhiệm cũng như các ngộ nhận về sự chịu trách nhiệm. Hy vọng bài giảng này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét nhất về vấn đề này. Chúc các bạn luôn an yên trong từng vấn đề, và tìm được cách giải quyết tốt nhất để hướng đến hạnh phúc bền vững. 

Leave A Comment