Cách giúp đỡ thực sự, tránh ngộ nhận vào bản thân và ngộ nhận vào người khác

Cách giúp người thực và sự ngộ nhận

Ngộ nhận, đó chính là một trong những căn nguyên dẫn đến nguồn năng lượng xấu. Làm thế nào để có thể giúp người, tránh được sự ngộ nhận trong tâm?

Cuộc sống khó tránh khỏi những ngộ nhận. Ngộ nhận về năng lực bản thân. Ngộ nhận trong công việc, trong tình cảm. Đặt vị thế là người chủ doanh nghiệp, là sếp, là lãnh đạo, bạn sẽ làm gì để khơi gợi được trí tuệ nhân viên. Làm thế nào để giúp họ nhìn rõ được bản thân và tránh được sự ngộ nhận? Bài giảng dưới đây sẽ khai mở vấn đề này.

Cách giúp đỡ thực sự, tránh ngộ nhận vào bản thân và ngộ nhận vào người khác
Cách giúp đỡ thực sự, tránh ngộ nhận vào bản thân và ngộ nhận vào người khác

Sự ngộ nhận – Căn nguyên của những trường năng lượng xấu

Trước khi tìm hiểu về cách giúp người thực và sự ngộ nhận, chúng ta cần phải hiểu được ngộ nhận là gì.

Ngộ nhận, đó là sự gia tăng bản ngã của mỗi con người. Hiểu đơn giản, thì đó là sự hiểu sai, nhận thức sai về một vấn đề nào đó. Đặc biệt là người trẻ, sự ngộ nhận về năng lực bản thân là điều rất dễ gặp phải.

Ví dụ, một sinh viên tốt nghiệp trường top. Họ thường có xu hướng ảo tưởng rằng mình có thể đảm nhiệm được những vị trí chủ chốt trong công ty. Họ cho rằng mình xứng đáng nhận được mức lương tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận. Còn trường năng lượng mà họ tỏa ra sẽ không đủ để giúp họ đạt được những gì họ mong muốn.

Hoặc như, trong văn phòng, có một chàng trai tốt bụng. Anh chàng sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp nữ mọi lúc mọi nơi. Và điều này dễ nảy sinh sự ngộ nhận rằng anh ấy thích một cô nào đó. Hay thậm chí, rất nhiều cô đều đang có ảo tưởng anh chàng ấy đang thích mình.

Ngộ nhận, nó cũng là một kiểu lạc lối. Trong từng giai đoạn cuộc đời, bất cứ ai cũng sẽ có sự ngộ nhận. Lúc này, họ đang sở hữu nguồn năng lượng yếu. Họ đang cần sự giúp đỡ để có thể thoát được sự ngộ nhận. Và bạn, muốn phát triển doanh nghiệp của mình, thì cần giúp đỡ nhân viên của mình thoát ra khỏi sự ngộ nhận.

Và đồng thời, bạn cũng cần tự mình thoát khỏi sự ngộ nhận của chính mình.

Sự ngộ nhận sẽ dẫn đến những trường năng lượng xấu
Sự ngộ nhận sẽ dẫn đến những trường năng lượng xấu

Giúp đỡ người khác ở phần ngọn – Xử lý tình huống mà không xử lý được căn nguyên

Rất nhiều người đang là lãnh đạo doanh nghiệp. Trong công việc, sự tương hỗ và giúp đỡ nhân viên chính là một trong những nét văn hóa nền tảng. Vì đơn giản, giúp đỡ người, cũng chính là giúp đỡ chính mình. Khi nhân viên có được sự hỗ trợ tốt nhất, doanh nghiệp của bạn mới có thể phát triển ổn định bền vững.

Tuy nhiên, giúp như thế nào mới là vấn đề. Ví dụ, bạn nhận thấy nhân viên đang loay hoay với bài báo cáo. Bạn cảm thấy cần giúp đỡ. Và bạn nhận thay phần việc ấy.

Hoặc như, bạn cảm thấy nhân viên đang lúng túng với môi trường làm việc mới. Bạn hỗ trợ bằng cách mở ra một cuộc liên hoan, 1 cuộc họp để giới thiệu họ.

Đây chính là cách giúp đỡ phần ngọn. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể xử lý đực vấn đề ngọn. Bạn đã quên đi nguyên lý 5 ngôi nhà của đời người.

Ví dụ như, bạn nhận ra một nhân viên của mình đang ủ rũ. Lúc này, bạn chỉ ào ạt đến và hỏi có cần giúp đỡ gì không? Bạn có thể giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Tuy nhiên, căn nguyên nội tại của nó, bạn không thể nào xử lý được.

Bạn có thể làm giúp báo cáo. Nhưng nhân viên của bạn cả đời cũng không tự mình làm được một báo cáo hoàn chỉnh. Bạn có thể tổ chức tiệc tùng để tạo sự hòa đồng. Nhưng nếu họ là người sống nội tâm khép kín thì 1000 buổi tiệc cũng không tháo dỡ được vấn đề.

Đây chính là sai lầm về sự ngộ nhận. Tự bạn đang ngộ nhận và ảo tưởng về cách giúp đỡ của mình. Bạn ôm luôn phần trách nhiệm của họ. Và khiến nghị lực, sức mạnh, trường năng lượng của họ tiêu biến.

Sự giúp đỡ ở phần ngọn không thể nào xử lý triệt để vấn đề
Sự giúp đỡ ở phần ngọn không thể nào xử lý triệt để vấn đề

Muốn giúp đỡ người khác phải tự giúp đỡ mình

Nhiều người khi giúp đỡ người khác, lại bỏ qua bản thân mình. Và đây cũng là một sự ngộ nhận khiến bạn không thể nào hoàn thành được sứ mệnh của mình.

Ví dụ như, bạn thấy người khác đang ủ rũ về chuyện công việc, gia đình. Trong khi đó, bản thân bạn cũng đang buồn bã về chuyện tình cảm gia đình của mình. Liệu lúc này, bạn có thể mang đến cho người khác nguồn năng lượng tích cực không.

Khi bạn nhìn thấy sự khổ đau và khó khăn của người khác, đó chính là lúc bạn đang có tâm trong sạch. Hoặc bạn đang có cùng trường năng lượng với họ. Tần số tương ứng thì dễ cảm thông. Tuy nhiên, muốn giúp đỡ người khác, bạn cần có trường năng lượng cao hơn họ.

Vì khi bạn đang có trường năng lượng xấu, bạn khó có thể truyền đi nguồn năng lượng tích cực. Thân bạn không mang nổi, làm sao vác thêm lạc đà. Lúc này, lòng tốt của bạn không đủ để giúp đỡ họ. Mà lúc này, bạn sẽ kéo cả 2 người đi xuống.

Do đó, muốn giúp đỡ người khác, bạn cần phải tự xem xét bản thân mình có đủ năng lượng không. Nếu vì giúp người khác mà bạn bỏ qua bản thân mình, thì hậu quả sẽ rất tai hại.

Phải tự nhìn nhận bản thân có đủ năng lực giúp đỡ người khác không
Phải tự nhìn nhận bản thân có đủ năng lực giúp đỡ người khác không

Hại mình, hại người trên danh nghĩa là giúp đỡ – sự ngộ nhận tai hại

Sự giúp đỡ có thể mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc đời. Vấn đề này không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sự giúp đỡ sai cách chính là hại mình và hại người. Điều này xảy ra chính là do sự ngộ nhận của chúng ta mà thành.

Lấy ví dụ, bạn có gặp tình trạng những đứa con ăn bám bố mẹ cả đời? Chỉ vì bố mẹ suốt đời bảo bọc con. Bố mẹ không dám để con vùng ra biển lớn. Chăm chút, nâng niu, tạo điều kiện kinh tế từ bé đến lớn. Đứa trẻ mất đi khả năng tự lập, kiếm tiền. Và thậm chí, chúng trở nên vô trách nhiệm với cả người sinh thành ra chúng.

Hoặc như, bạn suốt ngày hỗ trợ nhân viên làm việc. Bạn gồng hết sức mình mà không để nhân viên có cơ hội chứng minh năng lực. Hậu quả là khi bạn đau ốm, có công việc đột xuất thì sao? Nhân viên không thể nào tự mình lên kế hoạch để đảm bảo hoàn thành công việc như yêu cầu.

Hay như, ngày nhỏ bạn giúp con tập đi xe. Con ngã mẹ xót. Và suốt 1 thời gian dài, dù trẻ đã lớn bạn vẫn không để con tự đi xe. Bạn đang giết mòn sự tự tin và khả năng tự lập của con mình.

Tất cả những trường hợp trên, đều là hại mình, hại người. Chỉ vì sự ngộ nhận là giúp đỡ mà thành.

Tìm hiểu thêm: Tránh sự ngộ nhận của hiểu biết làm tăng bản ngã làm giảm phước

Hãy để người khác tự đi trên đôi chân của họ
Hãy để người khác tự đi trên đôi chân của họ

Tu tập thực sự và sự ngộ nhận

Bạn cần biết, mọi sự giúp đỡ đều có điểm tới hạn của nó. Khi chạm điểm này, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ. Và phần còn lại, hãy để người khác tự đi tiếp trên đôi chân của mình.

Bạn có thể chỉ dẫn nhân viên cách hoàn thành báo cáo. Và mọi việc chỉ nên dừng tại đó.

Bạn chỉ nên bảo bọc kinh tế cho con cái cho đến khi chúng ra trường, bắt đầu tuổi kiếm tiền.

Bạn chỉ nên cùng con đồng hành với chiếc xe đạp khi bé chưa đủ cứng cáp. Dù có vấp ngã, hãy để con tự đi trên hành trình của mình.

Đừng bao giờ ngộ nhận rằng bạn đang giúp đỡ người khác. Trong khi sự thật là bạn đang hại người, đang đưa nguồn năng lượng tiêu cực truyền đến cho họ.

Hãy luôn giữ cho mình những nguồn năng lượng tích cực nhất. Và dù là giúp đỡ bất kỳ ai, đừng bao giờ ngộ nhận khả năng của mình và của người. Khi đó, sự giúp đỡ của bạn mới thực sự có giá trị. Và lúc này, những gì bạn gieo mới có thể gặt hái được những thành quả. Phước lành cuộc đời cũng vì thế mà ra.

Leave A Comment