Bản chất của lời hứa, hiểu về sự thật để đặt hi vọng đúng
- phale
- 06/06/2023
- Truyền cảm hứng
- 0 Comments
Tìm hiểu bản chất của lời hứa. Hiểu đúng về lời hứa, về sự thật của lời hứa để đặt hy vọng đúng, tránh trường hợp thất vọng và gây thất vọng cho người khác và chính mình.
Có những lúc nào trong cuộc sống, bạn đã từng được ai đó hứa với mình nhưng rồi đến hạn lời hứa thì không nhận được giá trị như mong muốn? Và ngược lại, cũng có lúc bạn hứa nhưng không thể thực hiện được lời hứa của chính mình? Vậy đâu là bản chất của lời hứa? Nên hiểu lời hứa như thế nào để có thể hy vọng đúng?
Lời hứa và năng lực thực hiện lời hứa
Trong cuộc sống, hứa và thất hứa là điều diễn ra gần như mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.
Chúng ta hứa mượn tiền người thân, đến thời điểm nào đó sẽ trả nhưng cuối cùng chúng ta không trả được. Và ngược lại, ai đó mượn tiền chúng ta và đến thời hạn hứa trả vẫn không thể nào trả được.
Chúng ta hứa với người thân sẽ từ bỏ một thói quen xấu, nhưng rồi chúng ta không làm được.
Chúng ta hứa với con cái cuối tuần sẽ dẫn chúng đi chơi. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta lại vì công việc mà thất hứa với chúng.
Chúng ta hứa hẹn sẽ thay đổi chính mình, sống lành mạnh hơn, nhưng rồi cứ trì trệ và sức khỏe ngày càng đi xuống vẫn chưa xây dựng cho mình một thói quen sống tốt.
Vợ chồng hứa sẽ không phản bội nhau, không nói dối nhau, nhưng rồi những đau khổ vẫn diễn ra hàng ngày.
Rõ ràng, lời hứa và năng lực thực hiện thời hứa là hai chuyện không giống nhau.
Khi chúng ta không thực hiện được lời hứa của mình, chúng ta có tâm thế thất vọng, chán chường, mệt mỏi.
Khi người khác không thực hiện được lời hứa của họ, chúng ta thường oán giận, trách móc, sinh tâm oán trách.
Đây là những trạng thái bình thường của cuộc sống. Khi chúng ta hay ai đó thất hứa, kéo theo một chuỗi những sự bất tín, có rất nhiều hệ lụy sẽ xảy ra. Uy tín không còn, và phía sau lời hứa sẽ là một chuỗi sự chờ đợi của những lời cam kết.
Tháp nội lực của lời hứa và sự mất hy vọng
Chúng ta không biết được đâu là năng lực của lời hứa thật, đâu là lời hứa không thật. Chính vì không biết được bản chất của lời hứa, nên chúng ta mới kỳ vọng và trông đợi. Khi thời hạn của lời hứa kết thúc, chúng ta sẽ xuất hiện nhiều trạng thái mất niềm tin. Mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin với người khác.
Sau khi trải qua những điều đó, chúng ta sẽ bị rơi vào trường năng lượng rất yếu. Và khi đó, sự thất hứa có thể sẽ lại tiếp diễn.
Ví dụ, bạn hứa 3 tháng sẽ trả nợ cho ai đó, nhưng rồi bạn không thực hiện được. Rồi bạn sẽ hứa thêm 1 tháng, nhưng bạn lại thất hứa tiếp, vì sao như vậy?
Khi bạn đưa lời hứa và thất hứa, bạn đã bị nhốt vào trong cái tháp màu đỏ. Đây chính là cái tháp khiến chúng ta mất hết nội lực. Chúng ta bị giam cầm trong khổ đau và oán trách. Chúng ta thấy bế tắc và không có lối thoát cho điều này.
Sự bế tắc của lời hứa là một chuyện không nên xảy ra. Bản thân bạn, dù là người hứa hay người nhận được lời hứa, cũng nên tìm cách tránh điều này. Hiểu được chính xác bản chất của lời hứa thì bạn mới có thể đưa ra được cách giải quyết triệt để cho vấn đề.
Bản chất của lời hứa
Vậy đâu là bản chất của lời hứa? Chúng ta cần phải quan sát lời hứa.
Khi bạn đưa lời hứa cho ai, hoặc ai đó đưa lời hứa với bạn, bạn hãy thử quan sát. Quan sát xem nguồn nội lực của ta, và của họ đang ở mức nào. Lời hứa buộc phải có áp lực. Và buộc phải có hạn mức. Hạn mức này cần được cân đối dựa trên năng lực của người đưa ra lời hứa.
Ví dụ như, ai đó mượn tiền bạn. Bạn hãy đưa ra cho người đó một hạn định để trả nợ. Thay vì đưa thời hạn quá ngắn hoặc quá dài, bạn cần đưa ra được một hạn mức thời gian phù hợp năng lực của người đó. Bạn cần trao đổi và để người đó có được sự chủ động cho lời hứa của mình. Khi đó, khả năng lời hứa được hoàn thành sẽ cao hơn.
Người hứa đưa ra cam kết, lúc này rõ ràng bản thân bạn đã có một niềm hy vọng lớn. Cột mốc chính là niềm hy vọng của lời hứa. Cột mốc đó tạo nên niềm tin cho lời hứa. Khi bạn để người hứa chủ động đưa mốc thời gian thực hiện lời hứa, họ cũng sẽ có đủ năng lực để thực hiện. Họ tin tưởng rằng họ sẽ thực hiện được điều đó.
Lời hứa được đưa ra trong trường năng lượng yếu hay mạnh quyết định đến việc lời hứa có thực hiện được hay không. Nếu trường năng lượng đủ mạnh thì lời hứa mới có thể thực hiện được. Ngay từ lúc đưa ra lời hứa, thì lời hứa đã có cơ hội được thực hiện được.
Nguyên nhân thất hứa – trường năng lượng thấp hơn lời hứa
Trường năng lượng yếu chính là nguyên nhân chính khiến sự thất hứa diễn ra. Lúc này, người đưa ra lời hứa đang bị áp chế bởi trường năng lượng yếu thế hơn. Họ đang rơi vào một cái bẫy do chính họ, và chúng ta đặt ra. Chúng ta và cả họ đang đặt hy vọng lớn trên một người có trường năng lượng yếu. Khi đó, làm thế nào để lời hứa có thể thực hiện được?
Đặt hy vọng lớn trên một trường năng lượng yếu thì chắc chắn chúng ta không thể kiểm soát được vấn đề. Chúng ta đang tạo ra một cái bẫy và chính chúng ta sẽ là nạn nhân của chính mình. Ngay từ trong tâm thức, lời hứa đó đã không thể nào thực hiện được. Do đó, sự thất hứa sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúng ta đang đặt mọi lời hứa trên ngoại lực chứ không phải là nội lực của lời hứa.
Đặt trong tình huống này, thì không phải người đưa ra lời hứa có lỗi. Chính bản thân người đang kỳ vọng vào lời hứa là người có lỗi. Vì bản thân chúng ta đang đặt niềm tin sai, đang đặt hy vọng quá lớn vào ngoại lực yếu. Do đó, chúng ta tự gieo sự thất vọng cho chính mình trong tương lai. Tất nhiên, người đưa ra lời hứa cũng có lỗi, cũng đang vướng vào cái bẫy như chúng ta. Nhưng ngay từ đầu, vốn dĩ họ đã mang nguồn năng lượng yếu ớt đó rồi. Và tất yếu là cả 2 đều sẽ thất vọng, mất niềm tin, mất đi sự quyết tâm.
Sự vô mình của chúng ta khiến lời hứa không thực hiện được
Là người thực hiện lời hứa hay người được hứa, bản thân chúng ta nếu vô minh thì đều khiến lời hứa không thực hiện được. Lời hứa thấp hơn mục tiêu đưa ra, và chúng ta không nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề. Không xử lý được vấn đề này thì chúng ta sẽ thất vọng bởi lừa hứa.
Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được điều này ngay từ đầu. Và khi đó, chúng ta sẽ không để bản thân rơi vào sự thất vọng. Chúng ta cần chịu trách nhiệm, tương đương với trách nhiệm của người đưa ra lời hứa.
Ví dụ như, bạn bắt buộc con cái của mình hứa phải học giỏi trong 1 tháng. Nếu bạn không nhìn nhận chính xác năng lực của con, có thể lời hứa này đã thất bại ngay từ đầu. Trong khi đó, thay vì đưa thời hạn một tháng, bạn hãy đưa thời hạn 1 học kỳ. Nếu điều này phù hợp với năng lực của trẻ, cơ hội hoàn thành nó sẽ cao hơn.
Ngay tại thời điểm thực hiện lời hứa, nếu người hứa không đủ năng lực thực hiện thì lời hứa sẽ chỉ kéo dài và không thể nào thực hiện được. Và lời hứa sẽ có cơ hội trốn tránh trong khoảng thời gian này. Do đó, chúng ta muốn lời hứa được thực hiện, hãy giải lời hứa dựa trên trường năng lượng. Lúc này, chắc chắn những lời hứa được đưa ra đều sẽ có cơ sở thực hiện, và thành công trọn vẹn.
Leave A Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.